Review sách Đoạn Tuyệt
Đầu thế kỉ XX, văn học Việt Nam đang chuyển mình sang một hướng mới theo quan điểm dân chủ tự do của Tây Phương. Thời điểm đó, "Đoạn tuyệt" của Nhất Linh ra đời.
Quan niệm chống đối, đả phá tư tưởng cũ được tác giả gởi gắm ở nhân vật Loan. Trong cuộc nói chuyện với bà giáo Thảo, Loan đã bộc lộ tư tưởng mới của mình " Mẹ chồng ác thì đi chỗ khác mà ở, chồng ghét thì lại càng nên đi lắm. Khổ là vì cứ tưởng mình là thân con gái thì phải lấy gia đình chồng làm gia đình mình, nếu mất gia đình ấy là đời mình bỏ đi. Sao lại thế được. Mình sống, muốn sống thì không thể một mình mình sống được sao, nếu cái gia đình kia không cho mình được sung sướng. Sao đàn ông họ bỏ vợ này lấy vợ khác lại là sự thường."
Loan yêu Dũng nhưng vì món nợ của gia đình, cô phải lấy thân, con bà Phán Lợi. Cô gái trẻ đã thể hiện sự phản kháng bằng cách khi bước chân vào nhà chồng đáng lẽ bước qua cái hỏa lò để ở cửa, cô đứng dừng lại cúi nhìn cẩn thận rồi vờ như vô ý lấy chân hắt đổ cái hỏa lò khiến mấy viên than hồng rơi lăn lóc ra mặt đất, khi lễ tơ hồng, người ta đặt cô ngồi sau lưng Thân, nhưng cô lại thản nhiên, đứng lên ngồi ngang hàng với Thân. Sống trong gia đình chồng, cô phẫn nộ, căm tức những điều bất công, vô lý trong xã hội nam quyền, phu xướng phụ tùy. Cái chí thoát ly cuộc sống thực tại không tình yêu mạnh đến nỗi khiến Loan không muốn đứa con trong bụng ra đời.Sống trong cái xã hội cũ kỹ, rập khuôn, giáo điều, Loan cảm thấy trơ trọi, mệt mỏi. Thật đáng thương!
Rồi vì sự mê tín dị đoạn của bà Phán Lợi mà con cô phải chết. Thân có vợ lẽ, mâu thuẫn nảy sinh. Một lần nọ, xô xác mà Thân vô tình chết trong tay của Loan.
Luật sư biện hộ khiến Loan được tha, nhưng câu chuyện vẫn đem lại nỗi buồn man mác cho người đọc. Cái mới, tư tưởng tiến bộ đã manh nha và phát triển nhưng vẫn chưa đủ mạnh để đập tan những hủ lậu, bất công.
