Review sách Rừng Na Uy
Rừng Na Uy và sự ngây thơ bị tước đoạt.
Rừng Na Uy cuốn hút tôi vô cùng, bởi từ những dòng văn ngập tràn cảm xúc. Tôi yêu thứ văn chương nhẹ nhàng mà sâu đậm như vậy. Từng câu chữ như cũng thấm vào lòng tôi một nỗi buồn da diết. Câu chuyện viết về tình yêu của những người trẻ cô độc. Cô độc trong một xã hội Nhật Bản thời kỳ thực dụng và hoang lạnh. Những nhân vật lớp trẻ thanh niên trong tác phẩm luôn mang trong mình sự tự kỷ, ám ảnh...họ hoang mang, chơi vơi, họ lao mình, tìm quên trong thế giới dục vọng xác thịt. Haruki Murakami đã rất thành công với tác phẩm nổi tiếng này. Một tác phẩm mà ta phải đọc và trải nghiệm bằng tâm hồn.
Trong rừng Na Uy, tôi thương Naoko nhất vì cái chết đau lòng cũng như dường như nhiều người đọc chưa hiểu hết Naoko, còn đánh giá cái chết của cô là sự yếu đuối. Nhưng kì thực nó là sự đau buồn không có trạng thái mà cô dành cho thế giới này. Khó có thể hiểu hết được trạng thái cô độc của Naoko, khi cô chưa hề muốn bước chân vào thế giới nhưng buộc phải trưởng thành. Những cái chết liên tiếp của người thân khiến cô cảm thấy chính mình cũng mắc kẹt trong sự sống vô định. Để rồi, cuối cùng cũng chọn vùi mình vào cái chết.
Dĩ nhiên, Rừng Na Uy vẫn còn sự tươi sáng, trẻ trung của Midori, nhưng đọng lại trong tôi lại là Naoko.
