Review sách Ông Trăm Tuổi Trèo Qua Cửa Số Và Biến Mất (Tái Bản 2018)
Một cuốn sách kỳ diệu và đặc biệt thú vị, một cuốn sách cho ta một cách tiếp cận hài hước về thế giới trong 100 năm qua, qua cụ già Allan Karlsson 100 tuổi, mà khi đọc xong cuốn sách Ông già trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất, tôi đã không ngạc nhiên về việc tại sao cuốn sách lại có thể trở thành một hiện tượng văn học của Thụy Điển, được đón nhận trên khắp thế giới và được tái bản nhiều lần đến vậy ở Việt Nam.
Với mỗi chúng ta, những con người chịu ảnh hưởng sâu dậm của văn hóa Á Đông, 60 tuổi như một ngưỡng của sự già, mà ở cái tuổi 60 thì mọi hoài bão của chúng ta đều được thu vén lại quanh căn nhà với những người cháu nhỏ, tận hưởng cuộc đời trôi qua. Nhưng cụAllan Karlsson 100 tuổi không nghĩ vậy, cụ , với những xô đẩy đáng có và không đáng có, đã tiếp tục cuộc hành trình từ viện dưỡng lão. Bất ngờ và kịch tính, hài hước và thâm thúy, tôi bị cuốn theo cuốn sách một cách vô hình và nín thở theo từng hành động phi-tuổi-tác của cụ.
Tuy nhiên nếu chỉ như vậy thì ta không thể thích cuốn sách nhiều đến thế, và nó không chỉ như thế là có thể lừa lấy trái tim của cả triệu độc giả.Cuốn tiểu thuyết hồi tưởng lại cuộc đời phiêu lưu của Allan Karlsson, người đã đi khắp thế giới từ những năm trước Đại chiến thế giới thứ nhất đến cuộc Thế chiến thứ hai, từ nước Nga Xô Viết tới nước Mỹ siêu cường và nước Trung Quốc con rồng đang lên ở Viễn Đông. Cuốn tiểu thuyết với giọng điệu hóm hỉnh trào lộng, dẫn dắt người đọc chu du cùng Allan qua những tình huống giả tưởng làm bật lên cái nhìn tưng tửng về thế giới này. Những xung đột văn hóa, ý thức hệ và những nét khác thường của các vùng đất xa xôi, càng chứng tỏ sự đa dạng của nhân loại trong thế giới có vẻ phẳng này. Đó mới là thứ mà tác giả đang hướng đến và thực sự hướng đến.
Thụy Điển là một quốc gia trung lập trong mọi cuốn chiến, và chỉ có người dân Thụy Điển mới có thể viết được những cuốn sách hài hước và châm biếm đến khách quan như vậy, đáng đọc như vậy.
