Review sách Tiếng Gọi Của Hoang Dã
Mình đọc cuốn này lâu lắm rồi, từ ngày nó còn được dịch là "Tiếng gọi nơi hoang dã" với những cái tên phiên âm như tác giả Giắc Lân-đơn, chú chó Bấc, Giôn Thooc - tơn. Đọc kiểu phiên âm ấy thấy buồn cười nhưng lại có nét đáng yêu, thuần Việt.
Vì có một thời niên thiếu rất vất vả, phải làm nhiều nghề để kiếm ăn và sớm tiếp cận tư tưởng của chủ nghĩa xã hội nên Giắc Lân-đân thường được so sánh với Mac-xim-Gor-ki của Nga. Ngoài "Tiếng gọi của hoang dã", ông còn một tác phẩm rất nổi tiếng nữa viết về loài chó là "Nanh trắng".
"Tiếng gọi của hoang dã" kể về cuộc đời chú chó Bấc. Bấc bị bắt cóc đưa lên vùng cực Bắc để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Chú chó qua tay rất nhiều người chủ độc ác nên phải trải qua những tháng ngày cực khổ. Cho tới khi nó vào tay của Giôn- Thooc-tơn- một người chủ có lòng nhân từ và cảm hóa thành công nó. Tới khi Giôn- Thooc-tơn chết, Bấc hoàn toàn rời xa thế giới của con người để đi theo tiếng gọi của hoang dã, trở thành một chú chó hoang. Tiếng rú của nó khi tiếng súng cướp đi người chủ thật đau đớn.
Truyện gây ấn tượng sâu sắc bởi tình cảm giữa Giôn Thoóc-tơn với con chó Bấc. Giắc Lân-đân không miêu tả ngoại hình, sinh hoạt bản năng của Bấc mà đi sâu vào thế giới bên trong - thế giới tâm hồn thấm đẫm tình cảm- của con vật. Chỉ có tình yêu thương vô bờ mới có thể cảm hóa sự hoang dã mà thôi.
Bạn nên tìmđọc “Tiếng gọi củahoang dã” và ngẫm về chính cuộc sống của chúng ta.
