Review sách Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ
Tuổi thơ của mỗi người không ai là giống ai cả ,mỗi người đều có những khoảnh khắc đáng nhớ của riêng mình, chuyện vui buồn. Được mệnh danh là người viết truyện cho thiếu nhi và lứa tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh đem lại dấu ấn đặc sắc với tác phẩm " Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ ”. Nhưng điều đặc biệt ở tác phẩm này, như lời tác giả nói ở cuối sách “ Tôi không viết cuốn này cho trẻ em, tôi viết cuốn này cho ai từng là trẻ em ".Câu truyện xoay quanh các nhân vật Cu Mùi, Hải Cò, Tí Sún và Tủn. Thông qua dòng hồi tưởng của tác giả, trở lại những ngày tháng khi còn là những đứa bé tám tuổi với những trò nghịch và ước muốn thay đổi thế giới.Mở đầu câu truyện là một lời nhận xét của cậu bé tám tuổi “một ngày tôi thấy cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt ”. Sự buồn chán đó bắt nguồn từ sự “ lặp đi lặp lại “ của cuộc sống thường ngày khi cậu có thể biết trước được ngày mai mình sẽ làm những việc gì. Và bằng trí tưởng tượng xen lẫn sự nghịch ngợm ngây ngô của trẻ con, Cu Mùi cùng đám bạn đã bày ra những trò chơi, từ đánh nhau đến rách áo chảy máu cho tới chơi trò vợ chồng và muốn thay đổi thế giới bằng cách gọi tên đồ vật khác đi so với thực tế. Chúng làm một cuộc “ cách mạng”, không gọi con gà là con gà, cuốn tập là cuốn tập, cây viết là cây viết nữa mà thay vào đó là những tên gọi mà chúng thích, chúng cũng tự đặt tên cho bản thân như Cu Mùi gọi là hiệu trưởng, cái Tủn là tiếp viên hàng không, Hải Cò là cảnh sát trưởng còn Tí Sún là Bạch Tuyết Những thay đổi đó đã tạo ra những chuyện dở khóc dở cười nhưng cuối cùng chúng cũng phải ngậm ngùi chấp nhận những chuyện đó không thể thay đổi được và trở lại như cuộc sống thường ngày, không bỏ cuộc ở đó chúng lại bày ra trò tìm kho báu và xới tung hết khu vườn, cả câu chuyện tình yêu tuổi thơ và sự ghen tuông đáng yêu của Cu Mùi và Tủn nữa, tất cả như đưa chúng ta trở về tuổi thơ để được cười và nhận ra những gì sai trái,nhưng tuổi thơ mà không có buồn ,vui thì thật nhàm chán phải không nhỉ.
