Review sách Papillon Người Tù Khổ Sai
" Papillon"- tên tiếng Pháp của cuốn sách một trường hợp lạ thường trong lịch sử văn học.
Đời sống tù ngục là đề tài được khai nhiều, thậm chí quá nhiều. Sự " ly kỳ rùng rợn" là yếu tố nổi bật trong tác phẩm. Hàng chục lần vượi là hàng chục cuộc phiêu lưu. Trong đó giữa thảm và bại, sống và chết cách nhau gang tấc. Những thổ dân Anh-điêng tách biệt khỏi thế giới văn minh.
Sự tàn bạo ở đây, còn là sự tàn bạo đã được thể chế hoá, trở thành một guồng máy. " Bướm" nhân vật trung tâm của cuốn truyện chính là tác giả bị tống vào tù. Một guồng máy tàn bạo ấy đã có hàng trăm năm lịch sử. Nó đã trưởng thành, đã hoàn thành, đã có khả năng tự vận hành một cách hữu hiệu hơn bao giờ hết. Bất cứ ai, đã lọt vào đó là phải hành động theo đúng tề luật của nó. Nghĩa là phải tàn bạo hơn, hơn nữa.
Kết quả trong cái thế giới ấy, lòng nhân ái nếu còn cũng bị loại bỏ, chỉ còn có sự tàn bạo tồn tại,sinh sôi nảy nở không phải theo cấp số cộng mà theo cấp số nhân. Ngay từ khi sa lưới, "Bướm" đã nhận ra thực chất của guồng máy này. Cảnh sát Pari bắt anh, không phải vì chúng muốn đảm bảo sự trong sạch của xã hội hay thù oán. Mà đó là chi tiết của guồng máy tàn bạo ấy.
" Bướm", chàng trai mới hai mươi lăm tuổi, còn ngu ngơ vào giữa thế giới ấy. Mọi mục đích của nhà tù đề là huỷ diệt con người, trong khi anh quyết sống và sống tự do. Anh không tin vào Chúa trời hay chủ thuyết nào. Chỗ dựa duy nhất là ý chí, nghị lực, là sự hướng thiện sáng suốt.
Cứ như thế: giản dị ,chắc nịch, không chút uốn éo màu mè. Một thứ văn mộc, còn sần sùi, thô nháp nồng nặc mùi chất liệu.
Dầu sao thì sự"khác thường" của Papillon và " văn nghiệp" của Henri Charrière cũng nói với ta rất nhiều.
Đọc sách vui vẻ nha <33
