Giới thiệu sách
Được đóng góp bởi OBook Team

Xứ Tuyết

là tiểu thuyết dạng vừa đầu tiên của Kawabata Yasunari, cũng là tác phẩm đại diện cho chủ nghĩa duy mỹ ở ông. Trước khi

chỉnh sửa và xuất bản thành sách vào năm 1948, Xứ tuyết đã xuất hiện từng phần trên tạp chí trong rải rác mười hai năm, qua

hình hài các truyện ngắn Kính chiều, Kính ngày… là thành quả sau nhiều lần lữ du như áng mây lang bạt sang miền tuyết trắng,

nơi trước tiên là ông, rồi đến nhân vật của ông chìm đắm trong vẻ đẹp hoang sơ đầy ắp động-tĩnh-thanh-sắc của thiên nhiên,

trong vẻ đẹp tương phản nhưng đều hút hồn của con người.

Nhân vật chính, Shimamura, là một người cơm áo không lo, dần dần thành ra mau chán và ì trệ. Vì muốn củng cố thái độ sống

của mình, anh quyết định đi xa leo núi, lấy sự vất vả về thể xác làm phương pháp rèn tinh thần. Từ trên núi xuống, anh ghé

vào làng suối nước nóng ngay cạnh đó để nghỉ ngơi, nào ngờ từ đây buông mình vào mối quan hệ khiến anh nhiều khi ân hận nhưng

không dứt bỏ được với một geisha nồng nàn, giàu nhục cảm, cho đến ngày một ngọn lửa điêu tàn bùng lên thiêu rụi tất cả.

Là tác phẩm đỉnh cao của Kawabata, giúp ông giành giải Nobel Văn chương năm 1968, Xứ tuyết đẩy đến cực hạn cái đẹp hư vô,

cái đẹp thanh khiết và cái đẹp bi thiết bằng một bút pháp tinh tế, cô đọng, gợi ý, khó nắm bắt, tạo nên cuộc hội ngộ hoàn

hảo giữa thể loại tiểu thuyết và thơ Haiku.

Kawabata có biệt danh là “bậc thầy tang lễ”. Thuở nhỏ chứng kiến liên miên sự ra đi của người thân, lớn lên làm chủ tế cho

nhiều đám tang nổi tiếng, cuối cùng khi quyết định tự sát bằng khí đốt, đến lượt ông làm “chủ tế cho chính mình”, trở thành

người lữ hành vĩnh cửu trong thế giới của hư ảo và chân không. Nhưng trước đó, nỗi niềm u uẩn, mờ sương của cuộc đời ông

đã kịp soi chiếu vào cái đẹp chớp nhoáng rồi tan dần theo dòng chảy thời gian, như bông tuyết tan khi mùa xuân đến, mà ta

sẽ thấy trong cuốn sách này.

IPM trân trọng giới thiệu với các bạn Xứ tuyết, một kiệt tác của văn chương Nhật Bản và thế giới, lần đầu tiên xuất bản

tại Việt Nam qua bản dịch từ nguyên tác Nhật ngữ.

Reviews 10

Kawabata Yasunari, "bậc thầy tang lễ", "cái đẹp của sự hủy diệt" và tác phẩm "Xứ tuyết" (Nobel văn chương)

- Về hình thức: bìa IPM mãi đẹp =)). Sách vừa có bìa cứng vừa có bìa rời, bìa rời như hình rất đẹp, bìa trong hình vân gỗ cũng rất nghệ thuật.

(đọc tiếp...)

- Về nội dung: "Xứ tuyết mang âm hưởng truyền thống lữ hành của các thi nhân văn sĩ Nhật Bản từ xa xưa". Câu chuyện xoay quanh 3 nhân vật Shimamura, Komako và Yoko. Chạy trốn khỏi thực tại, tìm về miền đất lạ với nghệ thuật geisha truyền thống của Nhật, chàng Shimamura đã vướng vào lưới tình với cả 2 cô gái Komako và Yoko. Chàng đắm say thể xác với Komako nhưng trong lòng lại vương vấn Yoko.Komako càng đến bên chàng thân thiết, gần gũi, mãnh liệt và hy sinh bao nhiêu, thì cứ mỗi lần rời xa xứ tuyết chàng lại thấy nàng biến mất không còn lưu lại chút dư tình trong tâm trí. Kết thúc buồn của nàng Yoko và câu chuyện về mối tình dang dở khép lại tác phẩm để lại trong lòng người một nỗi u buồn, một hoài niệm về cái Đẹp, về cành hoa tuyết đã tan, về mối tình đã mất. "Cái nhìn huyền ảo xuyên suốt qua cõi thực và hư, nhưng Xứ tuyết không phải là một thế giới trong một tấm gương soi, mà quan trọng hơn là có một thế giới thực và một thế giới ảo cùng soi chiếu vào nhau, tồn tại trong nhau bằng những sắc màu lung linh, huyền ảo" (theo Wiki)

- Đánh giá: Tác phẩm sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật, nhưng nhìn chung rất khó thấm và đối với nhiều người là một tác phẩm không thật sự đáng đọc.

Truyện kể về Shimamura - 1 chàng trai Nhật Bản may mắn được thừa hưởng gia tài của bố mẹ để lại, chẳng phải lo lắng đến cơm áo gạo tiền nên dù có vợ con đề huề ở Tokyo rồi nhưng anh vẫn suốt ngày suốt tháng rong ruổi du ngoạn khắp nơi trên đất nước, và 1 nơi anh thường ghé đến là Xứ tuyết!....tại đây, anh có quan hệ trai gái yêu đương với 1 Geisha, đồng thời trong 1 lần trên tàu đến xứ tuyết, anh bắt gặp và phải lòng 1 người con gái đi cùng chuyến tàu.....định mệnh trớ trêu khi người con gái anh gặp trên tàu và cô geisha quyến rũ anh quen biết đều có số phận gắn chặt với 1 người đàn ông khác, một chàng trai nghèo và ốm đau bệnh tật - người sau đó đã chết....

câu chuyện nghe có vẻ đơn thuần là một mối tình tay ba, hoặc một mối quan hệ nhập nhằng tay 4 tay 5 gì đó, nhưng có lẽ truyện của Kawabata ko bao giờ đơn giản chỉ có thế....Trong tác phẩm này, xứ tuyết hiện lên thật tinh khôi qua ngòi bút nhà văn, vẻ đẹp thánh thiện ko tì vết, nhưng đó là vẻ đẹp bị giam hãm trong giới hạn của những dãy núi bao quanh, là cái đẹp bị tù túng, kìm kẹp, là cái đẹp u sầu và mang đầy ẩn ức, đầy khát vọng nhưng cũng đầy tuyệt vọng....Truyện có ít nhân vật nhưng dường như lột tả cả xã hội Nhật Bản thời kỳ đó, bối rối, bức bách giữa 2 luồng tư tưởng: giữa sự tiết chế trong đạo đức truyền thống và cái dục vọng muốn thoát khỏi cái cũ để vươn đến tự do....sự đối lập giữa 2 thái cực này được đặt nằm trong chính hình tượng những người phụ nữ trong truyện, và điểm chung của 2 cô gái - đó là vẻ đẹp, vẻ đẹp mong manh và u buồn....cái kết cuối cùng trong cuộc giằng xé ấy, đương nhiên được biểu hiện tượng trưng bằng cái chết của 1 trong 2 cô gái, có lẽ là cái kết tất yếu (mà có lẽ Kawabata đã dự đoán được về số phận nước Nhật vậy)....

(đọc tiếp...)

Kết truyện của Kawabata bao giờ cũng khiến độc giả băn khoăn, day dứt thậm chí khó chịu vì nó thường rất đột ngột và khó hiểu....nhưng có lẽ chính vì thế nên độc giả mới phải bỏ công tìm hiểu, thậm chí đọc đi đọc lại tác phẩm để hiểu cái "ngôn tại ý ngoại" của tác giả....và điều đó làm tác phẩm luôn sống lâu trong lòng độc giả!

Xứ Tuyết

Kawabata

(đọc tiếp...)

Kawabata là một trong những nhà văn tài hoa bậc nhất xứ sở Phù tang, văn của ông trau chuốt , kỹ lưỡng, từng câu, từng chữ. Và như một tựa sách của ông “Đẹp và buồn” là tuyên ngôn sáng tác của ông, tác phẩm nào của ông đọc đều mang một vẻ đẹp thanh thoát.

Là tác phẩm đạt giải Nobel văn chương nên cái hay, cái đẹp, cái buồn trong Xứ tuyết đều ở đỉnh cao. Về cái hay, từng câu như được Kawabata chạm khắc, từng chữ được mài giũa trau chuốt. Chỉ cần ông thả vài chữ , đôi câu là độc giả có thể tưởng tượng được cái cảnh, cái tình của nhân vật, làm người đọc rung cảm sâu xa những gì ẩn dưới đôi con chữ đó... Đơn cử như đoạn "Khoảng trời trên núi xa còn phơn phớt màu của ràng chiền nên nhìn qua cửa sổ, đường nét phong cảnh đằng xa vẫn khá rõ, chỉ là màu sắc đã phai tàn. Núi non hình dáng tầm thường, nối nhau triền miên thành thử càng tầm thương hơn, chẳng có gì nổi bật để thu hút ánh nhìn,nhưng lại tạo nên một dòng cảm xúc mơ hồ mênh mang..."

Về cái đẹp, cảnh vật trong truyện đẹp buồn bã dưới lớp tuyết trắng trải dài mênh mang "...hàng nhũ  băng lóng lánh dưới hiên,... Màu tuyết làm những mái nhà đã thấp trông lại càng thấp hơn, như thể ngôi làng đang lặng lẽ chìm sâu dưới đáy" những câu văn tả ngôi làng chìm dưới tuyết làm người đọc đắm chìm, nó đẹp và gợi một sự cô độc,buồn bã khôn nguôi. 

Hai cô gái Yoko và Komako trong câu chuyện không phải là chim sa cá lặn nhưng ở họ có một vẻ đẹp hài hòa của tổng thể, hài hóa với cả cảnh vật xung quanh, nên họ có một vẻ thanh khiết, tuy mỗi người một vẻ. 

Còn buồn thi đây là cả một câu chuyện buồn. Kawabata được mệnh danh là "người lữ khách ưu sầu đi tìm cái đẹp" quả thật không ngoa, câu chuyện này từ đầu chí cuối là một tiếng thở dài. Một câu chuyện tình bên suối nước nóng cạnh một ngôi làng chìm trong tuyết, Shimamura một lữ khách trong một chuyến du ngoạn đã tới nghỉ ở ngôi làng đó, ban đầu anh biết đến Komako với vẻ đẹp trong trẻo, tình cảm mạnh mẽ, sau đó anh lại biết đến còn Yoko với vẻ đẹp mỏng manh tựa sương khói. Mỗi cô gái lại gợi ở anh một tình cảm khác nhau. Giằng xé trong tình cảm,Shimamura đã lựa chọn không bao giờ quay lại nơi này thì Yoko đã bị tai nạn trong 1 đám chây và đã chết trên tay Komako. Một cái kết quá buồn, song lại thường thấy trong văn chương Kawabata.

Chút cảm nhận ngắn của mình về Xứ tuyết

Bàn về lịch sử vấn đề thì có nhiều bài nghiên cứu tác phẩm với cái khía cạnh khác nhau ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, mình thì vẫn còn đang là sinh viên nên khó lòng mà xoáy sâu vào tác phẩm. Với lại đây là một tác phẩm Nobel nên ý nghĩa của nó là bao la như sao trời.

(đọc tiếp...)

Trong tác phẩm có ba nhân vật chính là Shimamura, Komako và Yoko.

Shimamura trên hành trình đi tìm cái đẹp, anh ta trực tiếp cảm nhận tình cảm bằng trực giác của mình, cùng với những rung động cảm giác. Một khi để lý trí tác động vào, anh ta sẽ làm tổn thương chính cảm nhận của mình. Đó là thái độ trân trọng cái đẹp. Đó gọi là Tân cảm giác.

Về cuối tác phẩm, khoảnh khắc khi Shimamura ngước nhìn dải ngân hà rộng lớn, anh ta bắt đầu ý thức một cách mơ hồ và thực tại mà anh ta hiện hữu. "Dải ngân hà cũng chẳng khác gì vùng cực quang tỏa rộng, gây cảm giác như tràn qua và thấm đẫm khắp người Shimamura, rồi đứng sững nơi tận cùng trái đất. Đó là nỗi cô tịch giá lạnh và lặng phắc, nhưng cũng lại là nỗi sững sốt có nét kiều mị mơ hồ." Anh ta ý thức được sự nhỏ bé của chính bản thân mình trước một vũ trụ rộng lớn và bay lửng lơ vào hư không.

Sự tương phản vẻ đẹp giữa hai nhân vật nữ: Komako mang vẻ đẹp trong sáng, đầy sức sống; Yoko mang vẻ đẹp cổ xưa huyền bí.

Cái chết của Yoko ở cuối tác phẩm, rất giống với cái chết của Naoko trong Rừng Na-uy của Haruki Murakami, khi chính bản thân mình chịu đau khổ tuyệt vọng ở thức tại, khó giải bày cảm xúc. Shimamura ngay trong khoảnh khắc đó, anh tá nhận ra sự xa cách sắp ra và muốn níu lấy sự chia ly ấy. Nhưng rồi chính anh ta cũng nhận ra sự bất lực trong khát khao níu kéo. Đó là sự qua đời, sự đi vào cõi vĩnh hằng của cái đẹp. Theo Kawabata, cái chết vừa là một thực tại đáng sợ, vừa là nơi sinh thành cái đẹp và là sự giải thoát. Cho nên cái chết, đối với ông, là một ám ảnh ghê gớm.

Sự hóa điên của Komako trước cái chết của Yoko là một sự bế tắc về số phận và thực tại.

Dải Ngân Hà đã khép lại Xứ tuyết trong một nỗi niềm mất mát và trống rỗng đến sâu thẳm: “Anh bước lên để đứng cho vững và khi anh ngã đầu về phía sau, dải Ngân Hà tuôn chảy lên anh trong cái thứ tiếng thét gầm dằn dữ.”

Cả ba nhân vật, cuối cùng đều bị ném vào chân không, tan biến vào vũ trụ, ẩn vào trong cõi hư vô một cách tuyệt vọng.

Vẫn phong cách quen thuộc của Kawabata. Truyện nhạt,có lẽ nhất là với những ai quen đọc văn học Nhật qua các tiểu thuyết của Murakami. Thêm nữa là diễn biến tâm lý các nhân vật trong truyện của ông thường có phần khó hiểu.

Tuy nhiên Kawabata lại là một nhà văn mình rất yêu thích và chưa có tác phẩm nào của ông làm mình thất vọng. Tác phẩm của ông luôn rất đẹp và vô cùng tinh tế. Một cái đẹp u buồn, hoài niệm. Một thế giới ảo ảnh, mơ hồ. Nói như vậy nghe thật sáo rỗng và giả tạo quá mức ( có phần giống mấy quyển sách " Để học tốt..." mà mình vẫn chép lia lịa mỗi lần phải soạn bài hồi phổ thông ), nhưng đáng buồn vì khả năng có hạn không biết diễn tả những cảm xúc trong lòng như thế nào.

(đọc tiếp...)

Nhân vật Shimamura trong truyện thường quan sát Yoko, Komako qua tấm gương soi, tấm kính trên cửa sổ toa tàu, hoặc trong ánh sáng hắt xuống của dải ngân hà, ánh trăng...những chi tiết có phần gợi nhớ người đọc tới truyện ngắn Thủy Nguyệt ?

Khoảng 10 trang cuối, những đoạn viết về dải ngân hà và đám cháy thật sự tuyệt vời.

" Nhưng khi chàng muốn tiến lên về phía cái giọng nói gần như mê sảng đó, thì những người đàn ông đã đổ xô lại để ẵm bổng thân hình bất động của Yoko lên khỏi cánh tay nàng, những người đang chen chúc quanh người nàng đã xô đẩy chàng mạnh đến nỗi chàng suýt mất thăng bằng và lặng người đi. Chàng tiến lên một bước để đứng cho vững và trong khoảnh khắc ngả đầu về phía sau, dải Ngân hà chảy tuột vào người chàng trong một tiếng gầm thét dữ dội."

Thông tin chi tiết
Tác giả Kawabata Yasunari
Dịch giả Lam Anh
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Hồng Đức
Năm phát hành 04-2018
Công ty phát hành IPM
ISBN 4640401647051
Kích thước 13.5 x 20.5 cm
Giá bìa 70,000 đ
Thể loại