
Tư Duy Nhanh Và Chậm (Tái Bản 2017)
Chúng ta thường tự cho rằng con người là sinh vật có lý trí mạnh mẽ, khi quyết định hay đánh giá vấn đề luôn kĩ lưỡng và lý tính. Nhưng sự thật là, dù bạn có cẩn trọng tới mức nào, thì trong cuộc sống hàng ngày hay trong vấn đề liên quan đến kinh tế, bạn vẫn có những quyết định dựa trên cảm tính chủ quan của mình. “Tư duy nhanh và chậm”, cuốn sách nổi tiếng tổng hợp tất cả nghiên cứu được tiến hành qua nhiều thập kỷ của nhà tâm lý học từng đạt giải Nobel Kinh tế Daniel Kahneman sẽ cho bạn thấy những sư hợp lý và phi lý trong tư duy của chính bạn. Cuốn sách được đánh giá là “kiệt tác” trong việc thay đổi hành vi của con người, Tư duy nhanh và chậm đã dành được vô số giải thưởng danh giá, lọt vào Top 11 cuốn sách kinh doanh hấp dẫn nhất năm 2011. Alpha Books đã mua bản quyền và sẽ xuất bản cuốn sách trong Quý 1 năm nay. Tư duy nhanh và chậm dù là cuốn sách có tính hàn lâm cao nhưng vô cùng bổ ích với tất cả mọi người và đặc biệt rất dễ hiểu và vui nhộn.
Đã có rất nhiều cuốn sách nói về tính hợp lý và phi lý của con người trong tư duy, trong việc đánh giá và ra quyết định, nhưng Tư duy nhanh và chậm được Tạp chí Tài chính Mỹ đánh giá là “kiệt tác”.
Bạn nghĩ rằng bạn tư duy nhanh, hay chậm? Bạn tư duy và suy nghĩ theo lối “trông mặt bắt hình dong”, đánh giá mọi vật nhanh chóng bằng cảm quan, quyết định dựa theo cảm xúc hay tư duy một cách cẩn thận, chậm rãi nhưng logic hợp lý về một vấn đề. Tư duy nhanh và chậm sẽ đưa ra và lý giải hai hệ thống tư duy tác động đến con đường nhận thức của bạn. Kahneman gọi đó là: hệ thống 1 và hệ thống 2. Hệ thống 1, còn gọi là cơ chế nghĩ nhanh, tự động, thường xuyên được sử dụng, cảm tính, rập khuôn và tiềm thức. Hệ thống 2, còn gọi là cơ chế nghĩ chậm, đòi hỏi ít nỗ lực, ít được sử dụng, dùng logic có tính toán và ý thức. Trong một loạt thí nghiệm tâm lý mang tính tiên phong, Kahneman và Tversky chứng minh rằng, con người chúng ta thường đi đến quyết định theo cơ chế nghĩ nhanh hơn là ghĩ chậm. Phần lớn nội dung của cuốn sách chỉ ra những sai lầm của con người khi suy nghĩ theo hệ thống 1. Kahneman chứng minh rằng chúng ta tệ hơn những gì chúng ta tưởng: đó là chúng ta không biết những gì chúng ta không biết!
Cuốn sách đặc biệt đã dành được vô số giải thưởng danh giá: Sách khoa học hay nhất của Học viện Khoa học Quốc gia năm 2012, được tạp chí The New York Times bình chọn là sách hay nhất năm 2011, một trong những cuốn sách kinh tế xuất sắc năm 2011, chiến thắng giải thưởng cuốn sách được quan tâm nhất năm 2011 của tạp chí Los Algeles… Tư duy nhanh và chậm đáp ứng hai tiêu chí của một cuốn sách hay, thứ nhất nó thách thức quan điểm của người đọc, thứ hai, nó không phải là những trang sách với những con chữ khô cứng mà nó vô cùng vui nhộn và hấp dẫn. Không nghi ngờ gì nữa, đây là cuốn sách hàn lâm dành cho tất cả mọi người!
'Tư Duy Nhanh Và Chậm' xứng đáng được 5 sao vì cho đến thời điểm này (2021), nó vẫn cung cấp (1) các nghiên cứu chuẩn xác có thể kiểm chứng, (2) những thông tin quan trọng và hữu ích cho mọi đối tượng. Cuốn sách này đã nằm trên giá sách của mình ít lâu nhưng gần đây mình mới bắt đầu đọc, chủ yếu vì cho rằng các kiến thức trong sách hẳn đã được phổ cập sau 10 năm xuất bản. Tất nhiên là mình nhầm. Mình thấy phần ra quyết định cá nhân rất hữu ích, còn phần ra quyết định trong đầu tư và kinh doanh thì đọc hơi nặng đầu. Lượng kiến thức trong sách tương đối lớn, khó tiếp thu hoàn toàn trong một lần đọc, nên thi thoảng mình sẽ lật lại 1-2 chương sách.
Nếu bạn nào đọc bản dịch tiếng Việt thì cứ trừ đi 1.5 sao. Cuốn mình đọc có nhiều lỗi dịch sai rành rành, dù đã được tái bản đến lần thứ 6. Alpha thiệt là coi thường độc giả mà.
Việc tư duy đúng đắn là một việc rất quan trọng để có thể thấu hiểu chính bản thân vì nếu tư duy lệch lạc thì bạn cũng sẽ hiểu sai về chính mình.
Không ngẫu nhiên một thứ gì đó được tôn vinh và coi trọng, tất nhiên cuốn sách này cũng vậy. Cuốn sách Tư duy nhanh và chậm của tác giả Daniel Kahneman đã giành được một số giải danh giá như Sách khoa học hay nhất của Học viện Khoa học Quốc gia 2012; Sách hay nhất năm 2011 do Thời báo New York bình chọn; là cuốn sách được quan tâm nhất năm 2011 của tạp chí Los Angeles.
Tác giả Daniel Kahaneman là giáo sư tâm lý học thuộc Đại học Princeton. Ông được coi là nhà tâm lí học vĩ đại nhất trên thế giới còn sống, đã từng được trao giải Nobel kinh tế năm 2002. Là người gốc Do Thái, ông đem tư duy, những kiến thứ uyên bác về hành vi con người trong hành trình khám phá và nghiên cứu hơn 30 năm của ông với đồng nghiệp; cùng sự dí dỏm, hài hước của mình vào cuốn sách để bạn hiểu cái hay của cuốn sách không chỉ là hàm lượng tri thức học thuật mà còn mang tính giải trí và sự hết sức khiêm tốn của tác giả.
(đọc tiếp...)
Tôi cho rằng bất kỳ tác giả nào, khi viết một cuốn sách đều hình dung sẵn trong đầu những lợi ích mà độc giả sẽ lĩnh hội được sau khi đọc nó. Với tôi, lợi ích của việc đọc cuốn sách này được ẩn dụ dưới hình ảnh chiếc bàn uống nước được đặt trong các văn phòng – nơi mọi người thường ngồi trao đổi ý kiến, hay truyền tai nhau những câu chuyện phiếm. Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ làm giàu vốn ngữ vựng cho độc giả mỗi khi đi đến một vài quyết định nhanh trong cuộc sống.
Còn về cuốn sách, được nhiều người nổi tiếng nhận xét như sau:
“Với những ai quan tâm đến đầu tư hoặc hành vi con người, cuốn sách của Kahneman là một tác phẩm đáng đọc. Trong cuốn sách này, ông chỉ ra rằng trong khi chúng ta luôn cho rằng quyết định mà mình đưa ra là hợp lý, thì thực ra chúng ta lại đang mắc phải những thành kiến. Ít nhất cuốn sách cũng đem đến cho người đọc cơ hội tốt hơn để tránh những sai lầm hay giảm thiểu chúng” – Larry Swedroe, CBS News.
“Daniel Kahneman đã thể hiện một cách mạnh mẽ trong cuốn sách mới của mình về việc làm thế nào để con người dễ dàng tách khỏi sự hợp lý” – Christopher Shea, The Washington Post.
“Một câu chuyện hết sức sâu sắc và hấp dẫn, là sự hòa quyện giữa những nghiên cứu của mình và của các nhà tâm lý học, kinh tế và chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác…Kahneman đã mất hàng thập kỷ để nghiên cứu và chắt lọc những giá trị đó để đem lại biết bao điều thú vị, hấp dẫn cho độc giả. Đây thực sự là một cuốn sách rất đáng đọc. Bởi lẽ nó không phải là một cuốn sách khoa học bình thường, thường chỉ có một vài chương đầu tiên hữu ích, thú vị, còn các chương sau rất tẻ nhạt. Cuốn sách này là một trường hợp ngoại lệ hiếm hoi. Toàn bộ cuốn sách là sự hấp dẫn khó tả và chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng những điều đó vào cuộc sống hàng ngày. Tất cả mọi người đều nên đọc nó.” – Jesse Signal, Boston Globe.
“Lỗi lac… Từ này không thể nói hết được tầm quan trọng của những đóng góp của Dainel Kahneman trong việc hiểu cách thwucs chúng ta tư duy và lựa chọn. Ông đứng giữa những người khổng lồ giống như một tay thợ dệt với những sợi chỉ của Charles Darwin, Adam Smith và Sigmund Freud. Như mọi nhà tâm lý học quan trọng bậc nhất trong lịch sử nhân loại, Kahneman đã định hình lại tâm lý học nhận thức, phân tích tính hợp lý và lý trí, hiểu biết về nguy cơ, nghiên cứu về hạnh phúc và an sinh…Một tác phẩm kiệt xuất gây ấn tượng mạnh mẽ trong chính tham vọng của nó, truyền tải rất nhiều kiến thức, sự khôn ngoan với tâm thái hết sức khiêm tốn và nhân văn sâu sắc. Nếu trong năm nay bạn chỉ được đọc một cuốn sách, tôi khuyên bạn nên chọn cuốn sách này.” – Janice Gross Stein, The Globe and Mail.
Trong Tư duy nhanh và chậm, Kahneman mô tả hai cách thức mà não chúng ta vận hành. Ông gọi đó là Hệ thống 1 và Hệ thống 2. Nếu như Hệ thống 1, còn gọi là cơ chế nghĩ nhanh, tự động, thường xuyên được sử dụng, cảm tính, rập khuôn và tiềm thức; thì Hệ thống 2 với cơ chế nghĩ chậm, đòi hỏi nỗ lực, ít được sử dụng, dùng logic, có tính toán và ý thức. Trong một loạt thí nghiệm tâm lý, Daniel Kahneman và Amos Tversky (đồng nghiệp của ông) chúng minh rằng con người chúng ta thường đi đến quyết định theo cơ chế nghĩ nhanh hơn là nghĩ chậm. Phần lớn nội dung của cuốn sách là chỉ ra những sai lầm trong Hệ thống 1. Chẳng hạn, chúng ta vẫn tưởng con người vốn đầy lý trí, quyết định có suy tính cẩn thận, nhưng Kahneman và Tversky đã chứng minh trong cuộc sống hàng ngày và cả đời sống kinh tế, chúng ta thường quyết định một cách thiếu nhất quán, cảm tính và đầy chủ quan. Kahneman chứng minh rằng chúng ta tệ hơn những gì chúng ta tưởng: đó là chúng ta không biết những gì chúng ta không biết.
Cơ chế hoạt động của 2 hệ thống trong một con người, khi được nhìn nhận trên quy mô lớn hơn, có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động kinh tế xã hội. Hai hệ thống này chính là con người Kinh tế hư cấu sống trên mảnh đất lý thuyết và con người Hành động trong thế giới thực tại. – PGS.TS Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT.
Cuốn sách này được chia làm năm phần.
PHẦN I: HAI HỆ THỐNG
Dưới đây là một số ví dụ về những hoạt động tự động làm nên Hệ thống 1:
Phát hiện ra một đồ vật nằm xa hơn so với các đồ vật khác.
Nhận ra người khác đang giận dữ, vui mừng.
Nhăn mặt khi ăn một quả chanh.
Nhận ra sự ganh ghét, thù địch trong một giọng nói.
Trả lời được câu hỏi 1+1=?
Đọc chữ trên những tấm biển lớn.
Lái xe trên một con đường vắng.
Hiểu nghĩa những câu đơn giản.
Nhận ra cụm từ “một người hiền lành và gọn gàng”, ám chỉ người thuộc loại nghề nghiệp nào.
Một vài hoạt động trí não trong danh sách trên diễn ra hoàn toàn tự động không cần bất cứ sự tập trung nào. Bạn không thể ngăn mình hiểu những câu nói đơn giản bằng ngôn ngữ mẹ đẻ hay nhận ra âm thanh lạ bất chợt xuất hiện, cũng như bạn không thể ngăn bản thân biết được phép cộng đơn giản 1+1= 2 hay nghĩ đến Hà Lan có những cánh đồng hoa tuy-lip rực rỡ, tuyệt đẹp. Khả năng của Hệ thống 1 còn bao gồm cả những kỹ năng bẩm sinh của loài người cũng như các loài động vật khác. Chúng ta sinh ra đều được chuẩn bị nhận thức về thế giới xung quanh, nhận biết các đồ vật, định hướng chú ý, tránh sự mất mát và khiếp sợ những con rắn có nọc độc chết người. Những hoạt động đó trở nên nhanh nhẹn và tự động vì nó thường xuyên được luyện tập. Hệ thống 1 còn học cách liên kết các ý tưởng (ví dụ: “Thủ đô của nước Việt Nam là gì?”), nó cũng học được những kỹ năng như đọc và hiểu những sắc thái khác nhau trong những tình huống xã hội khác nhau. Tri thức được lưu trữ trong bộ nhớ và chúng ta truy cập vào nó mà không cần huy động sự cố gắng cũng như phải có sự tập trung cao độ.
Hệ thống 1 hoạt động theo cơ chế tự động và mau lẹ, với rất ít hoặc hầu như không cần cố gắng và không tự động kiểm soát.
Còn các hoạt động của Hệ thống 2 rất đa dạng nhưng chúng có một điểm chung: Chúng đều đòi hỏi sự chú ý và sẽ kết thúc khi bạn không còn tập trung nữa. Dưới đây là một số hoạt động thuộc Hệ thống 2:
Tập trung vào diễn biến của trận bóng chày.
Dỏng tai lên đợi tiếng súng ra hiệu bắt đầu một cuộc đua.
Tập trung lắng nghe tiếng nói của một người nhất định trong một căn phòng ồn ào.
Duy trì tốc độ đi bộ nhanh hơn tốc độ đi bộ bình thường.
Cho ai đó biết số điện thoại của bạn.
So sánh hai chiếc điện thoại dựa trên giá trị sử dụng của chúng.
Lục trong trí nhớ tên của một bộ phim đã được trình chiếu từ rất lâu.
Đếm số xuất hiện chữ cái a trong một trang sách dày đặc chữ.
Tìm kiếm một người đàn ông đầu trọc.
Trong tất cả những tình huống trên, bạn buộc phải tập trung chú ý và hiệu quả thường kém, thậm chí là tệ hại nếu bạn không sẵn sang hoặc sự chú ý của bạn bị chuyển hướng sang các chủ đề không thích hợp. Hệ thống 2 có khả năng thay đổi cách thức hoạt động của Hệ thống 1, bằng cách lập trình tự động những chức năng chú ý và ghi nhớ thông thường.
Cụm từ hay được sử dụng “tập trung chú ý” là để chỉ khả năng: Bạn phải sử dụng sự chú ý tạm thời của bản thân, đổi lại bạn có thể phán đoán được các hoạt động và nếu cố gắng sử dụng vượt quá khả năng chú ý của mình, bạn sẽ thất bại. Đó chính là dấu hiệu của những hoạt động đòi hỏi sự chú ý mà chúng có sự tương tác lẫn nhau, đó là lý do vì sao bạn không thể xử lý nhiều vấn đề phức tạp cùng một lúc. Bạn có thể vừa lau nhà vừa tám điện thoại với cô bạn thân, nhưng bạn không thể vừa tính nhẩm 11 x 97 vừa cố lái cho xe rẽ trái được.
Hệ thống 2 tập trung sự chú ý đối với những hoạt động tư duy đòi hỏi sự nỗ lực, bao gồm những phép tính phức tạp. Cơ chế hoạt động của Hệ thống 2 thường gắn với những kinh nghiệm chủ quan, sự lựa chọn và tập trung của chủ thể.
Theo suy nghĩ của tác giả về hai hệ thống,
Khi nghĩ về bản thân, chúng ta thường nhận mình gần với Hệ thống 2, là một con người ý thức và duy lý, có đức tin, luôn suy nghĩ chín chắn trong từng hành động khi phải đưa ra những quyết định và lựa chọn. Hệ thống 2 luôn nghĩ rằng nó chính là nguồn gốc của hành động, tuy nhiên, Hệ thống tự động 1 mới là “ người hùng” của vở kịch tâm lý này. Tôi mô tả Hệ thống 1 như là những ấn tượng và cảm xúc thụ động ban đầu, là nguồn gốc chính hình thành những niềm tin và lựa chọn cẩn trọng của hệ thống 2. Cơ chế tự động củ Hệ thống 1 hình thành lên những ý tưởng với những khía cạnh phức tạp kinh ngạc, nhưng Hệ thống 2 mới có khả năng cấu trúc lại những suy nghĩ đó tuần tự theo từng bước.
Sự tương tác giữa hai hệ thống là chủ đề lập đi lặp lại trong cuốn sách này. Hệ thống 1 hoạt động tự động và Hệ thống 2 thì thường xuyên thoải mái ở chế độ ít nỗ lực. Hệ thống 1 liên tục phát đi những tín hiệu gợi ý cho Hệ thống 2 như: ấn tượng, trực giác, sự chú ý và cảm xúc. Nêu chúng được Hệ thống 2 xác nhận, ấn tượng à trực giác sẽ chuyển thành niềm tin và thúc đẩy chúng trở thành những hành động tự động. Khi mọi thứ hoạt động nhuần nhuyễn, vốn thường ăn ý trong hầu hết thời gian, Hệ thống 2 sẽ tiếp nhận sự gợi ý của Hệ thống 1 mà rất ít thay đổi hoặc lhoong thay đổi gì.
Chúng ta cũng cảm giác cố gắng tập trung đọc một cuốn sách tẻ nhạt, đôi khi bạn đọc lại cả một đoạn văn vì bạn bỗng chẳng hiểu nó viết về cái gì. Chúng ta đều biết cảm giác cố gắng không nhìn chằm chằm vào một cặp đôi ăn vận kỳ cục ở bàn kế bên trong một nhà hàng. Hay tất cả mọi người sống trên đời này đều từng trải nghiệm cảm giác đừng nguyền rủa một ai đó cút xuống địa ngục. Một trong những nhiệm vụ của Hệ thống 2 là vượt qua những thôi thúc của Hệ thống 1. Hay chính Hệ thống 2 đảm nhận phần tự chủ trong chúng ta. Vì vậy, mà Hệ thống 2 càng cần đến sự chú ý và nỗ lực.
Nếu bỗng nhiên có cơ hội biến cuốn sách này thành một bộ phim thì hẳn Hệ thống 2 sẽ chỉ được nhận vai phụ, song nó lại đinh ninh mình là vai chính chứ chẳng sai. Trong bộ phim này, điểm hạn chế của vai diễn phụ - Hệ thống 2 là nó được vận hành bằng cơ chế nỗ lực và một trong những tính cách điển hình của nhân vật này là lười biếng, nó miễn cưỡng đầu tư thêm nỗ lực trừ khi rơi vào những tình huống bắt buộc. Hệ quả là, những tư duy và hành động mà Hệ thống 2 tin chọn lại thường bị nhân vật chính thực sự (Hệ thống 1) của bộ phim chỉ đạo. Tuy vậy, có những nhiệm vụ quan trọng mà chỉ Hệ thống 2 mới thực hiện được, bởi chúng đòi hỏi nỗ lực và hành động tự kiểm soát mà sự bản năng và bôc đồng của Hệ thống 1 không thể nào làm được.
Thông thường vừa đi bộ vừa suy nghĩ cu cơ là chuyện bình thường và trong thực tế còn là điều khá dễ chịu nữa, nhưng trong trường hợp những hoạt động này bị đẩy lên một mức căng thẳng nào đó thì sẽ là thách thức đối với nguồn lực có hạn của Hệ thống 2. Ví dụ, bạn đang đi chơi thoải mái với một người bạn, bỗng nhiên bạn bảo anh ta thử tính 23 x 45 bằng bao nhiêu, và tính ngay lập tức. Gần như anh ta sẽ khựng lại trong giây lát. Việc đang thảnh thơi đi dạo mà bắt não hoạt động tải một lượng dữ liệu lớn trong bộ nhớ ngắn hạn, quả thật rất khó khăn.
Cuốn sách “Tư duy nhanh và chậm” của tác giả Danel Kahneman, đạt giải Nobel Kinh tế 2002 mở đầu bằng một câu hỏi hoài nghi: Bằng linh cảm trực giác nhiều người trong tích tắc có thể tránh được một tai nạn xảy ra, hay thoát được một cái bẫy lừa đảo tinh vi. Một chuyên gia phòng cháy chữa cháy trong tích tắc cũng đã cứu được cả đội cứu hộ thoát chết trước khi toàn bộ sàn nhà họ đang đứng nứt sụp xuống và lửa bùng lên dữ dội. Hay một cao thủ cờ vua chỉ cần liếc qua một bàn cờ ven đường là có thể tuyên bố quân đen hay quân trắng sẽ thắng. Phải chăng mọi trực giác được sinh ra bởi đầu óc của con người đều siêu việt và đáng tin?
Trong một thời gian dài, các học giả đã gieo vào đầu chúng ta một quan điểm: trí óc con người rất siêu việt và nhờ đó chúng ta - những con người đầy lý trí- quyết định mọi việc có tính toán một cách cẩn thận. Tuy nhiên, bằng hàng nghìn thí nghiệm được tiến hành cùng người cộng sự trong hơn chục năm trời, Daniel Kahneman, đã chỉ ra rằng quan điểm ấy hoàn toàn sai lầm.
Mình mất gần 2 tháng để nuốt hết quyển này. Những ai yêu bộ môn Toán hoặc Xác Suất Thống Kê thì đây là một quyển sách rất ý nghĩa và cực kì hay. Nó cho chúng ta thấy được rất nhiều ứng dụng toán học và xác suất ngoài đời thường mà chúng ta chưa bao giờ để ý. Kết quả mọi giải đấu của các vận động viên ở các bộ môn có nhiều yếu tố may mắn như Golf đều được giải thích và phân tích dựa trên xác suất.
Đưa ra quyết định một cách bản năng hay có suy nghĩ chính chắn là hệ thống 1 và hệ thống 2.
(đọc tiếp...)
Hiêu ứng mỏ neo là gì? Vd như khi chào hàng thì chúng ta nên chào giá bao nhiêu và khách hàng sẽ phản ứng như thế nào với giá đó.
Tất cả các chuyên gia tư vấn chứng khoán có thực sự giỏi hay chỉ là họ may mắn.
Rất và rất nhiều điều trong cuộc sống này đều được nhà kinh tế học Daniel Kahneman đoạt giải Nobel kinh tế năm 2002 phân tích một cách khoa học chính xác.
Có lẽ quyển sách này là thứ duy nhất mang lại ý nghĩa trong việc hơn 14 năm học toán (tiểu học -> ĐH) của mình.
Tác giả | Daniel Kahneman |
Dịch giả | Hương Lan, Xuân Thanh |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Thế Giới |
Năm phát hành | 09-2017 |
Công ty phát hành | Alphabooks |
ISBN | 2428326514380 |
Kích thước | 16 x 24 cm |
Số trang | 612 |
Giá bìa | 239,000 đ |
Thể loại |