
Đằng sau mỗi vụ án mạng luôn có một câu chuyện đau lòng và đầy nước mắt. Nhưng liệu rằng tử hình có phải là hình phạt thích đáng cuối cùng cho mọi tội ác? Công lý có thực sự được thực thi? Liệu rằng khi lời tuyên bố án tử được vang lên trước tòa, thân nhân của người bị hại có thực sự thấy yên lòng, nỗi đau có phần nào được bù đắp và kẻ gây nên tội ác có chút nào ăn năn, hối cải?
Đối với mình, tử hình chưa bao giờ là một hình phạt vô nghĩa.
(đọc tiếp...)
Tha thứ hay là không cho một tội ác, cho một tội phạm không phụ thuộc vào chúng ta, những kẻ ngoài cuộc chỉ biết nhìn nhận câu chuyện bằng những giác quan bình thường của một con người. Sự tha thứ đầy cao thượng ấy bắt nguồn từ một thứ tinh tế hơn nhiều - đó là tâm hồn của kẻ phạm tội và những người thân của nạn nhân. Họ có thể tha thứ hoặc là không, họ nghe theo tiếng nói từ trái tim mình, liệu có thể cho rằng đó là đúng hay sai. Những người ngoài cuộc như chúng ta hẳn là không thể đánh giá được. Nhưng pháp luật thì lại khác, nó không thuộc về tâm hồn nữa mà nó được sinh ra từ lý trí của con người, và lý trí thì tồn tại đúng và sai. Khi ấy, một việc làm sai trái dĩ nhiên phải bị trừng phạt ( sau nhiều lần tha thứ ) để ngăn không cho nó tái diễn nữa.
Nhưng nếu bạn đọc xong Thánh giá rỗng, liệu bạn còn giữ được những suy nghĩ ấy của mình hay không. Chưa bao giờ nhân vật của Keigo làm mình thất vọng. Bằng những nút thắt ẩn tàng, nhà văn khéo léo đưa chúng ta vào màn sương mù dày đặc của câu chuyện. Ta không thể biết đâu là thực, đâu là truyện, dễ dàng hòa nhập vào nó để có thể cảm nhận câu chuyện một cách trọn vẹn nhất. Higashino còn làm được nhiều hơn với những tháo gỡ đầy tính mê hoặc. Câu chuyện về cái chết của hai mẹ con trong cùng một ngày càng lúc càng sáng tỏ, độc giả không thể nào rời mắt được. Đây quả thực là kiệt tác của tình yêu kết tinh cùng tội ác.
Đánh giá của mình: 4 sao