
Sự cứu rỗi của thánh nữ - Higashino Keigo
Khi nghĩ đến thủ pháp giết người trong những tiểu thuyết trinh thám, thì thường motif sẽ là: thủ phạm tiếp cận nạn nhân, ra tay giết người, sau đó tìm cách hủy tang chứng vật chứng, xóa dấu vết hiện trường, tạo bằng chứng ngoại phạm....Ok!? Nhưng thủ pháp đó xưa rồi - ít ra Keigo nghĩ thế khi viết truyện này! Bởi chắc chỉ Keigo mới tạo ra cái kịch bản tréo ngoe đến mức kẻ giết người phải ko ở gần nạn nhân thì việc giết người mới có thể diễn ra - đó ko chỉ là điều kiện giúp cho thủ phạm có bằng chứng ngoại phạm vững chắc, mà nó còn là điều kiện tiên quyết mà nếu ko đc đáp ứng thì nạn nhân sẽ ko chết, thế mới kinh! Nghe có vẻ ảo diệu nhỉ! Và nếu bạn nào tò mò thì tìm đọc ngay đi còn gì....
(đọc tiếp...)
Bỏ qua cái thủ pháp ảo diệu (mà bản thân t khi đọc và khi đc giải đáp cũng vẫn ko tin nó có thể tiến hành, vì bản thân thấy thủ pháp này có quá nhiều sai số, mà nếu muốn đạt đc thì chỉ có điều kiện lý tưởng hoàn hảo thôi, nếu đặt vào trường hợp thực tế sẽ ko thể xảy ra, for sure!)....quay trở lại với những trăn trở, những thông điệp xã hội thường thấy của Keigo qua câu chuyện (điều mà ít tiểu thuyết trinh thám khác có đc) đó là cái hiện thực xã hội héo mòn dần nhân cách và tình yêu, 1 xã hội công nghiệp và thương mại chèn ép cả lên cảm xúc, tình yêu và hôn nhân của mỗi con người....mọi thứ đều ràng buộc bằng giao kèo, hợp đồng....và những kẻ ko chỉ sống bằng lý trí bỗng trở nên lạc lõng và xa lạ với phần còn lại....cái kết đau thương như 1 sự giãy chết tuyệt vọng của những con người sống bằng tình cảm, tình yêu thương chân thành trong 1 xã hội bị lý trí hóa....vẫn luôn là những thông điệp đau đớn và day dứt, khiến cho truyện của Keigo đọc rất khó chịu, nhưng lại chẳng thể dứt ra!
Chấm điểm: 8/10