
Phi Lý Trí (Tái Bản 2014)
Trong hàng loạt các thực nghiệm nhằm làm sáng tỏ vấn đề, Dan Ariely, đã phản bác lại quan điểm chung cho rằng về cơ bản con người luôn hành động dựa trên lý trí. Bằng sự kết hợp giữa nghiên cứu chuyên sâu với những trải nghiệm thực tế, Ariely đã cho chúng ta một câu trả lời bất ngờ: chúng ta đôi khi phi lý trí hơn chúng ta tưởng. Thậm chí là thường xuyên phi lý trí và phi lý trí một cách có hệ thống.
Ariely khám phá ra rằng chúng ta không chỉ phạm các lỗi đơn giản hàng ngày, mà còn lặp lại chúng. Chúng ta không hiểu được tác động của xúc cảm đối với những gì mình muốn và thường đánh giá quá cao những gì mình có. Nhưng những hành vi sai lầm này không hề ngẫu nhiên hay vô nghĩa. Chúng có thể được dự đoán.
Có thể nói rằng, Phi lý trí của Dan Ariely là một cuốn sách đặc biệt hấp dẫn và đầy cảm hứng. Nó buộc người đọc phải suy nghĩ kỹ hơn về tất cả những hành vi, những ai lầm của mình để sống hợp lý và tốt đẹp hơn. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi cuốn sách vẫn nằm trong danh sách Best-seller dù đã được xuất bản cách đây một năm.
Mỗi chúng ta cần xem lại những mỏ neo của cuộc đời mình để thấy chúng ta đã phi lý như thế nào trong vô số quyết định từ nhỏ nhặt nhất tới trọng đại nhất trên con đường đã qua. "Phi lý trí" của Ariely gợi mở, khuyến khích chúng ta nhìn nhận lại tất cả những quyết định đó, rút ra bài học từ những sai lầm trong hành vi của chính mình và những người khác
Ai cũng có khi "phi lý trí"
Bạn sẵn sàng rút 2 nghìn đồng cho một người ăn mày nghèo khổ trên đường. Nhưng cũng chính bạn lại cò kè từng 2 nghìn bạc với bà đồng nát khi bán mớ báo cũ trong nhà.
Bạn sẵn sàng bỏ ra 10 triệu để chụp bộ ảnh cưới thật đẹp mà chỉ xem một vài lần rồi cất vào tủ. Nhưng chắc chắn bạn sẽ rất cân nhắc và suy tính cẩn thận khi quyết định mua một chiếc máy ảnh với giá 10 triệu trong khi bạn có thể dùng nó nhiều năm liền.
Bạn cảm thấy một món ăn ngon hơn khi có người khác bỗng khen rằng ngon đấy (cho dù có khi món ăn đó cũng không ngon đến vậy). Bạn cảm thấy mình nhỏ bé hơn, khúm núm hơn khi có dịp nói chuyện với một người nổi tiếng cho dù có khi anh ta cũng chẳng hơn gì bạn xét về cả hình thức lẫn trí tuệ. Vân vân và vân vân
Nhưng không chỉ bạn phi lý, tất cả chúng ta đều luôn phi lý. Và không chỉ trong chuyện tình cảm, mọi quyết định trong mọi lĩnh vực chúng ta đều phi lý. Và không chỉ một vài lần, chúng ta liên tục phi lý, phi lý có hệ thống, phi lý có thể dự đoán được.
Các doanh nhân lắm tiền nhiều của vẫn mua những bức họa chỉ đáng vài triệu với giá vài chục thậm chí vài trăm triệu chỉ để "có" nó. Những nhà đầu tư vẫn mua các cổ phiếu của những công ty "phọt phẹt" với cái giá cao ngất trời chỉ vì những người khác cũng đang làm thế, trong khi giá của nó chỉ vài tháng trước ở mức thấp không tin nổi thì chẳng ai đoái hoài.
Nhiều người bệnh đã cảm thấy đỡ mặc dù bác sỹ chỉ cho họ uống thuốc giả vờ hoặc phẫu thuật giả vờ để trấn an tâm lý. Con người nhìn chung vẫn phi lý trí một cách dễ đoán định như vậy.
Nhà kinh tế học hành vi của trường MIT đã chỉ ra điều đó trong cuốn sách mới của ông: Phi lý trí. Trong đó, Dan Ariely đã tiến hành nhiều khảo sát hành vi kỳ lạ để chứng minh cho các quan điểm của mình. Ông cho rằng sở dĩ chúng ta luôn phi lý trí bởi một số các tác động nhất định như: quy luật tương đối, quy tắc xã hội, sự hưng phấn...
Mỗi chương trong cuốn sách, tác giả dành để mô tả một tác động như thế bằng nhiều thí nghiệm khác nhau.
Hiệu ứng vật làm "nền"
Một thí nghiệm tiêu biểu mà Ariely đã đưa ngay vào đầu cuốn sách của mình là “chiêu thức” tạp chí The Economist đã dùng để marketing cho sản phẩm của họ. Họ đưa ra báo giá cho sản phẩm của mình như sau:
1. Đặt tạp chí điện tử giá 59 đô-la
2. Đặt tạp chí in giá 125 đô-la
3. Đặt cả tạp chí in và tạp chí điện tử giá 125 đô la.
Nhìn vào báo giá trên thấy rõ ràng sẽ không ai phi lý đến nỗi chọn phương án thứ 2, phương án này gần như chỉ đưa vào để "làm nền."
Tác giả kiểm chứng bằng cách đưa ra ba lựa chọn này cho 100 sinh viên ở trường Quản lý Kinh doanh Sloan của MIT, có 16 sinh viên đã chọn lựa phương án số 1 và 84 sinh viên chọn phương án số 3, đương nhiên không ai chọn phương án số 2.
Tác giả thử bỏ phương án "làm nền" số 2 và thử nghiệm với 100 sinh viên khác. Kết quả ngược lại hoàn toàn. "Lần này, 68 sinh viên chọn đặt tạp chí điện tử với giá 59 đô-la, tăng từ 16 sinh viên trước đó. Chỉ có 32 sinh viên chọn đặt cả tạp chí điện tử và tạp chí in với giá 125 đô-la, giảm từ con số 84 trước đó."...
Một quyển sách nhập môn về kinh tế học hành vi, một nhánh mà theo tác giả là có nhiều xung đột với kinh tế học truyền thống – bỏ qua yếu tố tâm lý con người và cho rằng con người là loài vật lý trí nhất. Dan Ariely đưa ra hàng loạt dẫn chứng bằng các thí nghiệm thực tế được ông và các đồng sự thực hiện, mặc dù những kết quả ông đạt được có vẻ hoàn toàn phù hợp với cuộc sống thường ngày. Chẳng hạn như việc chúng ta thường đánh giá giá trị của một vật dựa trên vật tương tự hoặc dựa vào ký ức chứ không dựa trên tác dụng của nó, hay việc chúng ta luôn định giá cao những vật mà chúng ta sở hữu khi muốn mua bán nó, hay như việc chúng ta sẵn sàng giúp người hàng xóm trông nhà nhưng nếu họ trả tiền cho việc đó thì chúng ta lại không nhận hoặc thậm chí không muốn làm,... Ông chứng minh con người hành động không hoàn toàn theo lý trí nếu không muốn nói là phần phi lý trí còn nhiều hơn phần lý trí, đồng thời cuối quyển sách ông đưa ra một số đáp án – dựa trên quan điểm của một nhà kinh tế học hành vi - về cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ 2008.
Tại sao đôi khi chúng ta hào hứng mua sắm những thứ không cần thiết ?
Tại sao chúng ta làm việc hăng hái hơn khi không được trả lương ?
(đọc tiếp...)
Tại sao cơn đau đầu vẫn dai dẳng sau khi chúng ta dùng loại thuốc giảm đau giá 1 xu nhưng lại biến mất khi chúng ta dùng loại giá 50 xu ?
Con người đôi khi có những quyết định và hành động thật khác lạ và khó hiểu. Nhưng dường như, những hành động phi lý ấy ‘’ mang tính hệ thống và hoàn toàn có thể đoán trước ‘’. Trong cuốn sách ‘’ Phi Lý Trí ‘’ , Dan Ariely đã khảo sát thực nghiệm và chỉ ra những hành động phi lý nhưng rất bản năng của con người. Đọc những trang sách, chúng ta sẽ hoàn toàn ngạc nhiên trước những hành động của mình trong những trường hợp cụ thể, rằng chúng ta đã bị lý trí của chính chúng ta lừa gạt như thế nào. Ngay cả những chuyên gia đôi khi cũng không thể tránh khỏi điều này. Thế nhưng điều này hoàn toàn có thể thay đổi nếu chúng ta thường xuyên để ý hành động của mình cũng như áp dụng sức mạnh của công nghệ. Ta sẽ dễ dàng hiểu được bản thân, làm chủ được bản thân mình, từ đó hạn chế được những chiêu trò trong xã hội cũng như dần hiểu được con người, xã hội này hoạt động ra sao.
Vì con người rất linh hoạt, nên nghiên cứu hành vi con người không hề dễ dàng. Cuốn sách như là một món quà tuyệt vời, giúp ta hiểu bản thân mình và những bí mật chúng ta bắt gặp hàng ngày hơn, sớm ngày thành công trong cuộc sống.
P.S: Mình không thích phần sau lắm vì đi hơi sâu và thiên hơi nhiều về kinh doanh.
Đến với tác phẩm Phi lý trí, tác giả sẽ phân tích cho bạn về những hành động, tâm lý của con người trên phương diện của kinh tế, nêu ra cho bạn những khoảnh khắc con người hành động thiếu lý trí hơn mình tưởng. Ví dụ như khi chọn lựa giữa 3 sản phẩm với mức giá cả khác nhau và không biết rõ về đặc tính của sản phẩm ấy, người ta thường có xu hướng chọn những sản phẩm ở giữa, cũng như tâm lý của con người ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao khi sử dụng một lọ thuốc đắt tiền sẽ khiến họ cảm thấy khỏe mạnh hơn so với một lọ thuốc giảm giá, hay vào những trường hợp nhất định bị chi phối bởi xu hướng giới tính, tình dục, con người có thể sẽ hành động những điều mà bản thân cam đoan sẽ không làm khi vẫn còn lý trí,...
Qua mỗi chương, tác giả đặt vấn đề, phân tích và nêu ví dụ giúp độc giả dễ hiểu hơn, các ví dụ hầu hết đều là những bài thí nghiệm, khảo sát của giáo sư tại trường đại học hoặc nhiều nơi khác, tác giả sử dụng rất nhiều ví dụ vì thế nên độc giả rất dễ tiếp cận với những vấn đề ông đặt ra mà không cảm thấy quá khô khan, khó khăn, khó hiểu. Cách ông kể chuyện, diễn giải rất hay và cuốn hút.
(đọc tiếp...)
Đọc xong tác phẩm, mình bỏ túi được rất nhiều cái hay, cái bổ ích, cũng như hiểu rõ hơn về chính bản thân mình nói riêng cũng như con người nói chung để có một cuộc sống tốt hơn, hành động có lý trí hơn. Hay đọc để nắm bắt tâm lý của người khác và áp dụng nó trong kinh doanh, bán hàng,...
Cuốn sách Phi Lý Trí (2010) giải thích những hành vi phi lý trí của chúng ta hàng ngày. Tại sao chúng ta quyết định ăn kiêng và sau đó lại đi uống trà sữa? Tại sao thầy cô giáo không nên phạt học sinh bằng cách nộp tiền? Tại sao thuốc giảm đau hiệu quả hơn khi bệnh nhân nghĩ rằng nó đắt hơn? Nguyên nhân và cách phòng chống những điều bất hợp lý này được khám phá và giải thích qua các ví dụ của nhà tâm lí học Dan Ariely.
Ai nên đọc cuốn sách này?
(đọc tiếp...)
Những ai muốn hiểu tại sao chúng ta hay dung túng cho bản thân mình làm những hành vi phi lý trí như trì hoãn, ăn quá nhiều hay tiêu tiền vào những thứ không cần thiết.
Những ai muốn học cách chống lại sự phi lý trí của chính bản thân và đưa ra những quyết định hợp lí.
Bất kì ai hứng thú với tâm lý học xã hội và tâm lý học hành vi nói chung.
PHI LÝ TRÍ của Dan Ariely
6.5/10
(đọc tiếp...)
Lại một trường hợp thông tin rất hay nhưng viết khô không khốc 😪 (quyển này ngắn nên có thể cố gắng đọc được).
Dan Ariely làm một đống thí nghiệm với các sinh viên để rút ra một đống kết luận. Tại sao người ta lại hay giật toẹt miếng băng cá nhân ra cho “đỡ đau” trong khi thực tế là đau hơn? Tại sao nhiều khi mình biết cái này cái kia không đúng, không hợp lý, không phải cách tốt nhất hiệu quả nhất nhưng mà vẫn làm? Phi Lý Trí giải thích vì sao đầu óc con người đôi khi không tỉnh táo, logic như mình nghĩ vì bị cảm xúc, cảm giác tác động.
Sách tâm lý học kiểu này bây giờ khá nhiều, Phi Lý Trí cũng không có gì đặc biệt lắm. Đọc tàm tạm, dù sao kiến thức như này cũng chả bao giờ thừa 🙄
Tác giả | Dan Ariely |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội |
Năm phát hành | 02-2014 |
Công ty phát hành | Alphabooks |
ISBN | 8936037746869 |
Kích thước | 13 x 20.5 cm |
Số trang | 339 |
Giá bìa | 119,000 đ |
Thể loại |