
Mùa đông này thích nhất là trùm chăn đọc sách. Có thêm một bình trà nóng nữa thì tuyệt.
Tối nay mình vừa mới được dạo quanh châu Âu một lần nữa, khác với thứ 2 vừa rồi, chỉ đi được mỗi Paris. Ngày hôm nay mình đã đi nhiều hơn, tới tận London của nước Anh và thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha. Đẹp dữ thần luôn.
(đọc tiếp...)
Mình thích cái cách nhà văn Dương Thuỵ miêu tả về cuộc sống trời Âu, vừa đa sắc lại vô cùng thực tế. Nó chân thực tới mức khiến cho mình nghĩ rằng đây là những trải nghiệm thực tế của tác giả. Hoặc có lẽ nó vốn đã chân thực bởi được gợi cảm hứng từ những nhân vật rất đỗi bình thường từ công nhân viên chức cho tới du học sinh, họ đều là những người đang từng bước trải nghiệm cuộc đời.
Oxford thương yêu, câu chuyện cùng ta theo chân một cô gái mang tên Thiên Kim-một cô gái sinh ra trong một gia đình gia giáo đang đi du học ở nước ngoài. Từ xưa tới nay người Việt Nam mình không chỉ tự nhận thấy mà còn được quốc tế thừa nhận là một dân tộc chăm chỉ, thông minh và có khả năng thích nghi nhanh nhưng phải đi rồi ta mới thấy thực tế khác hơn lời nói và không chỉ mỗi Việt Nam là quốc gia có đức tính như vậy. Du học theo gói học bổng được trao bởi chính phủ Anh, đây vừa là vinh dự nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức thực sự. Tiếp xúc với một văn hoá và môi trường mới, ừ thì chúng ta cần nhập gia tuỳ tục nhưng vạn sự khởi đầu nan. Mình thích cách miêu tả nhân vật của nhà văn Dương Thuỵ, đặc biệt là cách miêu tả những người ngoại quốc, vô cùng sinh động, qua con mắt trải nghiệm của Kim người Anh hiện ra không hề lạnh lùng như những gì mà thế giới đồn thổi.
Người Anh -“ Đây là một dân tộc biết hoạch định đường dài, không ăn xổi ở thì như dân Ý, không dành nhiều thời giờ để hưởng thụ như Tây Ban Nha, không khoe khoang như người Pháp, không quá nguyên tắc như người Đức”. Có lẽ chính cái danh hiệu “ Thành phố sương mù” đã khiến cho London trở thành một nơi lạnh lẽo, khiến mọi người dễ lầm tưởng người Anh cũng lạnh lùng như chính bầu không khí của đất nước họ. Nhưng giáo sư Baddley và Pornlock có lẽ đã cho ta thấy một khuôn mặt khác, Pornlock vẻ ngoài lạnh lùng cao ngạo nhưng ẩn sau đó là một sự quan tâm nếu như đối với các trợ lý của mình thì nó không hề ẩn giật, luôn hiện hữu và chân thành. Để hiểu một quốc gia có thân thiện với người ngoại quốc không, có lẽ ngoài việc nhìn cách cư xử với khách du lịch giờ đây ta có thể xem cách các giảng viên của các trường đại học.
Quả thực Oxford thương yêu có rất nhiều thứ để kể và trao đổi, chúng ta mới vừa đi hết một phần là nước Anh. Còn nước Bồ Đào Nha - nhà của nhân vật Fernando nữa. Các bạn hãy cùng đón chờ số tiếp theo nhé !!!!!
To be continue.
Tiếp nối phần một khi đã tìm hiểu về lối sống và con người ở London-Anh. Lần này chúng ta sẽ bay sang Bồ Đào Nha nhé. Chúc mọi người có một chuyến đi vui vẻ và một ngày đầu tuần thoải mái !
Bồ Đào Nha, bạn biết gì về Bồ Đào Nha? Cristiano Ronando? Of course, chắc chắn rồi. Anything out? Mình còn biết đây là một đất nước có khá nhiều thuộc địa trong thời kỳ khai mang thế giới mới và xây dựng thuộc địa ở thế kỷ 19-20. Đây là một đất nước tuy chỉ xuất hiện trong vài phân cảnh nhưng đã được tác giả Dương Thuỵ vận dụng triệt để để vẽ nên một bức tranh rực rỡ. Fernando xuất thân là một người Bồ Đào Nha, trước khi trở thành một trợ lý cho giáo sư Baddley, anh cũng là một du học sinh mang trong mình dòng máu tự hào dân tộc. Anh luôn nói rằng Việt Nam và Bồ Đào Nha giống nhau, chắc là vì cả hai quốc gia đều hoà nhập với thế giới khá muộn và cả hai đều đang phải cố gắng rất nhiều. Tôi nghĩ chừng đó cũng khá đủ lí do để anh có thiện cảm với Kim trong lần đầu gặp cô.
Anh hết lòng cũng muốn cô ngày một tốt hơn nên đã đặt ra những bài tập khắt khe, nhưng có công mài sắt có ngày nên kim, để có được một Thiên Kim tuyệt đẹp sau này thì những cố gắng đó hoàn toàn xứng đáng. Tuy nhiên đây là một câu chuyện tình tôi sẽ không đào sâu vào quá trình hai người kia học tập. Tôi muốn nói tới đoạn sau đây. Đúng là lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, khi hai con người yêu nhau người ta muốn tính tới truyện lâu dài - hôn nhân. Kể cả thời hiện đại nỳ thì vẫn có rất nhiều ngại cho con cái kết hôn xa, ngoại quốc lại càng ngán. Chi tiết hai bên gia đình gặp mặt nhau lần đầu quả là một chi tiết thú vị. Tuy mới đầu gặp nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, nhưng cả hai nhà đều không để những khác biệt về văn hoá gây ra mâu thuẫn, dường như cũng để giữ hoà khí giữa các dân tộc, cả hai bên đều rất niềm nở và bỏ qua những bất đồng ban đầu.
Người Bồ Đào Nha là những con người yêu cái đẹp, những chi tiết tác giả miêu tả những ngọn đồi mà ở đó nhà mọc san sát nhau, đẹp vậy mà Kim lại nói giống khu ổ chuột. Haizzzz. Họ sẵn sàng làm đẹp nơi mình đang sống bằng những điều nhỏ nhoi như việc rải đá trên đường đi. Cái đẹp khiến họ vui thì tội gì mà không làm để cuộc sống thêm sắc. Chi tiết mẹ của Fernando tận tình hướng dẫn Kim cũng đem lại sự ấm cúng cho một gia đình có 1 người là ngoại quốc.
Nếu đem văn học ra để kết nối tình hữu nghị giữa các quốc gia thì hay biết mấy. Cuốn sách này xứng đáng làm ứng cử viên để kết nối tình hữu nghị của hai nước Việt Nam - Bồ Đào Nha.
Vậy là cảm nhận về cả hai phần của cuốn sách “Oxford thương yêu” đã khép lại rồi. Bạn có suy nghĩ gì về tác phẩm này hãy cmt bên dưới để cùng trao đổi với chúng mình nhé!!!