
Sách này thấy được gắn tag là sách "seo heo", mà từ ngày cái sách này bị người ta đả phá thì dẫn đến một số người cứ nghe đến thể loại này là né như né hủi.
Thực tế, cuốn sách nào cũng có giá trị của nó, phân khúc bạn đọc của nó. Việc phân loại sách vào một nhóm nào đó đều là tương đối.
(đọc tiếp...)
Những người chỉ kinh doanh các hội thảo, khoá học và bán sách kiểu "lên đồng" hô hào đám đông với thuật ngữ hay ho là "truyền cảm hứng" thực sự là những người mà người ta đặt nghi vấn. Bạn là người có tư duy phản biện, có kỹ năng đọc, bạn sẽ phân biệt đâu được thứ phù hợp với bạn, cái nào không tốt. Dù sao, người ta luôn không biết những thứ họ không biết.
Sách này của Robin Sharma sẽ phù hợp với những người đã từng biết đến cái gọi là "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" của Khổng Tử. Hoặc những bạn đọc sách đã từng đọc cuốn "Nhà giả kim" cũng tìm thấy vài nét tương đồng ở cuốn sách này.
Nói gì đi nữa, đây là một cuốn sách viết dưới dạng tự truyện của một thanh niên trải qua hành trình lột xác nhờ có những sư phụ chia sẻ về lãnh đạo, và anh ấy áp dụng.
Bản thân tôi từng chất cả đống sách về làm bánh trong phòng nhưng chẳng có một cái bánh nào ra đời cả... đơn giản là động lực không có. Nhưng rồi một ngày kia, tôi đã làm bánh flan để đãi cô bạn gái mới quen, mặc dù kem flan mới làm chưa được tốt, không mịn mà cứ như có tổ ong, tổ côn trùng bên trong... Dù sao, người ăn khen ngon đã giúp tôi "tiêu thụ" hết mớ sách về nấu ăn, làm bánh kia để rồi có thêm nhiều mẻ bánh thú vị.
Đọc sách cứ đọc, áp dụng vào cuộc sống được chút nào cố áp dụng, nếu không áp dụng được trong đời thật, bạn có thể áp dụng trong mơ kia mà. Không bổ dọc cũng bổ ngang, có phải không nào?
Túm lại, xem qua thành tích "thực chiến" của Robin Sharma thì ông ấy không phải là người chuyên đi truyền cảm hứng, hội thảo gì cả, ông ấy là nhà văn. Bạn đọc sách này cứ như đọc truyện sẽ đỡ phải mệt đầu mà còn hữu ích.