
REVIEW CUỐN :" KHI HƠI THỞ HÓA THINH KHÔNG"
Sau khi đọc xong quyển sách này, mình không dám dùng những từ ngữ đao to búa lớn để viết về nó. Vì điều đấy sẽ rất vô duyên khi so sánh với cách hành văn dung dị , hài hước và mộc mạc của Paul. Cách hành văn của Paul làm mình kính trọng anh rất nhiều. Đọc sách cho dù biết anh sẽ chấp nhận cái chết ngay từ đầu nhưng mình không thấy có sự bi quan ở trong ấy. Anh có khóc, có đau lòng, có hoảng sợ khi tự chứng kiến cái chết của chính mình. Nhưng sau đấy anh chỉ đơn thuần là tận hưởng nốt thời gian vui vẻ ngắn ngủi còn sót lại trên cõi đời của mình và làm cho nó trở nên có ý nghĩa. Đó là điểm chinh phục người đọc vì nó diễn biến theo đúng tâm lý thật sự của con người trong giai đoạn đầu biết mình bị ung thư và không phải ai cũng có thể làm được những điều anh đã làm trong giai đoạn sau. Hơn nữa, mình cũng thích những người thân, bạn bè xung quanh anh nữa. Đó là cô bs Emma, người chẳng bao giờ nói với anh những tỉ lệ phần trăm khô cứng mà luôn nói về những hi vọng, động viên anh quay trở lại công việc và cuộc sống cũ của anh nhiều nhất có thể, là gia đình và bạn bè Paul, những người luôn nâng đỡ tinh thần anh. Điều đó sẽ thật khác ở Việt Nam, kể cả về phía bs và về phía bệnh nhân cũng như là người nhà. Về phía bệnh nhân, khi biết mình bị bệnh : Bem, mình sắp chết rồi. Huhu. Chẳng có ai để được nâng đỡ tinh thần những lúc ấy. Về phía người nhà : nếu yêu quý người bệnh, sẽ đến thăm người bệnh và làm một màn khóc lóc hu hu không biết làm thế nào bây giờ, hoặc sẽ coi bệnh nhân như là mối quan tâm duy nhất, là em bé hoặc kẻ tàn phế không có khả năng tự chăm sóc bản thân, sẽ dẫn đến có một chế độ chăm sóc thái quá làm người ta chán muốn chết. tóm lại tinh thần cũng sẽ suy sụp. Cá biệt, có trường hợp mình đã từng chứng kiến có ông chồng khi biết vợ bị ung thư phụ khoa về ly dị luôn. Hic.....tóm lại, khi người ta bị ung thư, chứng kiến sự suy sụp tâm lý của người thân bên cạnh càng làm cho tâm lý của chính người bệnh suy sụp hơn nhiều. Thế là cái chết càng nhanh đến. Quyển sách này có thể giúp đỡ những người xung quanh bệnh nhân ung thư biết cách để cư xử với họ. Có thể không cần đến những lời kích động tinh thần 1 cách hoang đường như kiểu thực dưỡng đi, thiền đi, nó sẽ giết được tế bào ung thư đấy. Nhưng một sự động viên đúng cách sẽ tốt hơn hàng lít nước mắt. Vì đằng nào họ chẳng chết. ( không có bệnh thì cũng chết vì già cơ mà). Suy cho cùng thì được chết vui vẻ sẽ tốt hơn phải chết sau khi bị stress kéo dài.
(đọc tiếp...)
Còn về phía bác sỹ, nước Mỹ đào tạo bs sau khi người ta đã có 1 quá trình học tập ở 1 trường đại học khác rồi, có một tấm bằng cử nhân nào đấy rồi. Điều đấy mình cảm thấy thực sự tốt hơn. Vì khi đó, họ đã có sự trưởng thành nhất định rồi, đã có những kiến thức nhất định về cuộc sống , về con người xung quanh rồi. Thậm chí còn có 1 cái nền văn hóa khá là tốt rồi. Họ biết mình vào trường Y để làm gì và cần phải làm những gì trong trường Y để trở thành bác sỹ. Và bs của họ, đa số đúng là trí thức thật sự. Họ có vốn hiểu biết rộng về nhiều mặt trong cuộc sống. Cứ đọc những gì họ viết sẽ cảm nhận được thôi. Còn ở mình, chúng mình khi bước chân vào trường Y, tuyệt đại đa số đều là những đứa trẻ con được gia đình bao bọc ( nên mới có thời gian mà ngồi làm 1 đống đề Toán Hóa Sinh mà ăn điểm tuyệt đối chứ. Nếu không còn lâu mới mong đỗ được trường Y) thế nên về kiến thức xã hội, về tâm lý con người hoàn toàn mù mờ. Và chúng mình phần lớn bước vào nghề Y với những lý do khá vớ vẩn như mơ ước cứu người ( có thánh mới làm được điều ấy. Giữ người ta không chết nhanh hơn đã là may rồi), thấy cái áo blouse nó đẹp đẹp, oai oai, bố mẹ muốn thi vào ( vâng, em đây ạ), ra làm bs thì giàu nên muốn làm bs để sau này có công việc ổn định, lương cao( dạ, 2 triệu mốt có cao ko ạ)...... đại loại thế. Sau khi vượt qua 1 đống bạn để vào trường Y với số điểm khủng, lại thêm bị các thày thuốc cho 1 bài " trường ta là trường có số điểm đầu vào cao nhất khối B" đa số sẽ mắc , không ít thì nhiều, bệnh ảo tưởng về bản thân. Mặc dù căn bệnh ấy phần lớn sẽ khỏi sau khi đập bốp 1 phát vào đống sách. Nhưng phần lớn sẽ vẫn tiếp tục mù mờ về Cuộc sống. Thế nên khi ra đời, đa số chúng mình không hiểu , không thông cảm được cho người bệnh vs người nhà bệnh nhân. Vì thế sẽ có những xô xát không đáng có. Xét cho cùng, mâu thuẫn sinh ra khi những người đối thoại không cùng tiếng nói mà. Vì thế, mình ngưỡng mộ cái cách mà bs Paul dùng khi nói chuyện với bệnh nhân, khi thông báo kết quả cũng như tiên lượng bệnh của bệnh nhân. Không đứng trên cương vị khác, anh đặt mình vào vị trí của họ để cố hiểu họ, sau đấy giải thích để họ cảm thấy dễ chấp nhận hơn với tình trạng bệnh tật của mình.
Quyển sách cũng nói về thời thơ ấu của anh, quá trình anh học tập ở trường Y. Mình đã bật cười khi đọc đến đoạn anh mô tả cô bạn cùng lớp của mình, cái cô gái trông ngoại hình có vẻ thích hợp với các buổi tiệc tùng , đang ngồi say sưa đục cột sống của một người hiến xác trong giờ giải phẫu. Rồi, anh đề cập đến những người đã không chịu đựng được áp lực trên con đường trở thành bác sỹ, những người bs đã tự tử khi tai biến xảy ra cho bệnh nhân, cái này hình như ở đâu cũng gặp thì phải. Rồi, những giờ học của anh ở chuyên ngành Sản. Cái điều phân vân của anh khi gặp 1 cas song thai 24 tuần người ta mổ lấy thai, sau đấy cả 2 bé đều chết. Mình lại nhớ những cas bệnh mình gặp phải khi trực ở Sản 1, cũng từng có những phân vân như thế và bây giờ vẫn phân vân như thế. Quyết định như thế nào mới đúng ? Đấy là câu hỏi không có câu trả lời chính xác. Chẳng có đúng hay sai mà chỉ có hợp lý tùy hoàn cảnh thôi.
Rồi, đọc đến cái đoạn anh mô tả những cas mổ kéo dài quá lâu, anh sẽ nhận được những lời nhận xét của các nhân viên phòng mổ về cas mổ ấy. Buồn cười thế, ở Việt Nam cũng thế. Mỗi tội lời nhận xét ấy sẽ chua ngoa hơn 1 chút. Hehe
Còn ti tỉ thứ nữa làm mình thích ở quyển sách này....nhưng review thế này là dài quá rồi.....
#obookreviewsach