Giới thiệu sách
Được đóng góp bởi OBook Team

Frankenstein

Begun when the author was only eighteen and conceived from a nightmare, Frankenstein is the deeply disturbing story of a monstrous creation which has terrified and chilled readers since its first publication in 1818. The novel has thus seared its way into the popular imagination while establishing itself as one of the pioneering works of modern science fiction.

Reviews 4

You know you read a great book when you put it down and feel simultaneously exhausted and satisfied; slowly recover from a state of stupor, of near unconsciousness and insensibility as you recollect what you've just experienced. You cannot help but utter a word of satisfaction in that moment and recall the similar ones that took place before. It may sound cheesy and cheap but I think all readers can relate to this feeling. It's those moments that make it impossible to stop reading (though extremely rare - at least for me, there are not more than 10 books that have succeeded in making me feel that way Frankenstein by Mary Shelly included.)

At first, I decided to read this book in expectation of finding something scary or at least of understanding all the praises given to it. Funny story, I, even now, still haven't seen any adaptation of although super famous as it is. I also have never had anyone recount the story to me. Basically, besides the title - which is the name of the creator of the monster, I knew nothing about the book.

(đọc tiếp...)

After finishing Frankenstein, now I can certainly say that this book is nothing like what I expected. In my humble opinion, this is not a scary book, I'm sure anything by Stephen King is at least 10 times more likely to make you hold in your pee at night than this book. For me, it's more depressing and haunting than scary. The book deals a lot with human condition and the question on goodness and evilness. The last few chapters are absolutely brilliant. It broke my heart seeing this inescapable circle of vengeance and sufferings that both the monster and his creator sank into till the day of their death. Each of the two thinks their sufferings are superior to the other's and so does their best to make their rival feel the same way. We cannot help but partly feel pity and slightly disgust. The book closes with Walton's last sight of the monster and rouses a bunch of questions in the readers: What are the causes of evil acts? Are we inherently good? Are we inherently evil? And if so, who's to blame? Ourselves or the society's shits that tainted us? The monster or the creator?

"Kể cả khi mệt mỏi rã rời, buồn ngủ díp cả mắt, bận rộn với một mớ công việc nhưng tôi vẫn không muốn bỏ nó xuống!"

Thật khó có thể tin được tác giả viết ra câu truyện này là 1 cô bé 18 tuổi! Viết được ra truyện và xuất bản đã là giỏi không những thế lại còn viết hay, sâu sắc và đầy cảm xúc!

(đọc tiếp...)

Được mệnh danh là tác phẩm Sci-fi đời đầu, là nòng cốt cho những tác phẩm Sci-fi về sau (mà theo tôi là về chủ đề quái vật, khoa học điên), Frankenstein đã làm rất tốt vai trò của nó với một cốt truyện hay, lối kể thú vị, nhịp truyện chắc, nội dung và những bài học được lồng ghép khéo léo mang làm rõ hơn sự sâu sắc mà tác giả muốn truyền tải đến cho độc giả.

Khi đọc xong truyện này tôi thấy rất thương con quái vật trong đó. Thực chất hắn ko có tội, bản chất hắn lương thiện nhưng chính người tạo ra nó cùng những định kiến xã hội đã khiến nó trở thành 1 tên cuồng bạo, 1 kẻ xấu xa và vô cùng nhiều những ngôn từ không mấy đẹp đẽ ko thể tả bằng lời. Ôi chao! 1 con quái vật người được sinh ra trong bộ dạng xấu xí đáng sợ thảm hại nhưng có 1 trái tim ấm lại bị người đời ghẻ lạnh. Ở hắn có 1 chút gì đó giống Chí Phèo, khát khao được làm người lương thiện nhưng ko được. Hình ảnh con quái vật đó là đại diện cho một bộ phận những con người bất công trong xã hội hiện nay, bị một bộ phận con người có cái nhìn phiến diện trước hình ảnh bên ngoài 1 sự vật hay hoàn cảnh.

Có nói, có viết ra thêm hàng trăm dòng đánh giá cảm nhận nữa có lẽ cũng chỉ là lan man. Các bạn hãy tự đọc nó và thấu cảm, hãy cùng hòa mình vào nhân vật, đặt mình vào trong nó và tự cảm nhận để có được cảm giác chân thực nhất.

#frankenstein

#maryshelley

#firstscifi

#nhanam

Mary Shelley đã viết “Frankenstein” vào năm 1818 khi cô vẫn còn là một thiếu nữ. Mặc dù cô ấy đã viết nhiều hơn trong những năm qua, Frankenstein vẫn được xem như kiệt tác lớn nhất của cô. Mary Shelley lớn lên trong một gia đình có truyền thống văn học. Cha của cô là William Godwin từng học chuyên về thần học nhưng cuối cùng ông trở thành người vô thần. Mẹ của Shelley là Mary Wollstonecraft - một nhà nữ quyền nổi tiếng, người đã viết cuốn “A Vindication of the Rights of Woman”. Các nhà văn nổi tiếng thường xuyên đến thăm nhà Mary Shelley để thảo luận về văn học và triết học. Tại một thời điểm, Lord Byron đề nghị tất cả họ tham gia vào một cuộc thi viết truyện ma và “Frankenstein” đã xuất hiện từ thách thức đó.

“Frankenstein” chứa đầy nỗi buồn, đau khổ và cái chết. Ở khía cạnh nào đó, câu chuyện phản ánh cuộc đời bi thảm của Mary Shelley. Mẹ cô qua đời vì biến chứng khi sinh con ngay sau khi Mary chào đời. Mary sống với nỗi dằn vặt về sự ra đời của bản thân đã khiến mẹ cô chết. Mary chạy trốn với một người đàn ông đã có vợ là Percy Shelley khi cô 16 tuổi. Vì đau buồn, người vợ của Percy đã chết và Percy cũng chết đuối vài năm sau đó. Ba trong số bốn đứa con của Mary đã chết trước sinh nhật lần thứ ba của chúng. Mary đã dành phần lớn cuộc đời trưởng thành của mình để chịu đựng nỗi đau, sự cô đơn, thất bại và cái chết. Kinh nghiệm sống của chính cô chắc chắn đã tạo ra những nguồn cảm hứng đa dạng cho tác phẩm văn học. “Frankenstein” đã cho ra mắt một thể loại văn học hoàn toàn mới: khoa học viễn tưởng. Nhân vật Frankenstein hơi bị lạm dụng với ý tưởng tạo ra sự sống. Anh có ý định tốt nhưng khoa học cuối cùng đã hủy hoại anh. Anh thú nhận rằng đó là một nỗ lực mạnh mẽ của tinh thần tích cực nhưng nó không hề hiệu quả. Frankenstein lớn lên trong một gia đình tràn đầy yêu thương và hạnh phúc. Anh gặp người bạn tâm giao và người vợ tương lai của mình trong thời thơ ấu. Tuy nhiên, trong sự hăng say của tuổi trẻ, Frankenstein đã đắm mình vào công việc với niềm tin về việc tạo ra một sinh vật sống có khả năng kéo dài tuổi thọ.

(đọc tiếp...)

Nhưng sinh vật mà Frankenstein tạo ra là một con quái vật. Frankenstein cố gắng đảm nhận vai trò của đấng tạo hóa. Trong niềm tự hào điển hình của con người, anh giả định rằng bản thân có khả năng xử lý và kiểm soát khoa học. Anh chưa từng nghĩ tới các thí nghiệm của mình có thể gây ra hậu quả tàn khốc đến như vậy. Chủ đề chính của cuốn sách này là nhân loại sử dụng khoa học. Không phải tất cả các khoa học đều tốt hoặc vô hại. Nó có thể tạo ra cái ác chưa được hình dung tới trong suy nghĩ và giải phóng những đau khổ không thể tưởng tượng được. Frankenstein là người sáng tạo nhưng anh ta sống trong sợ hãi về những sáng tạo không thể đoán trước của mình. Từng người một, Frankenstein mất đi những người anh yêu thương nhất. Mặc dù anh rất muốn phá hủy sự sáng tạo của mình nhưng dường như anh thiếu sức mạnh hoặc tầm nhìn xa để làm điều đó. Sau khi Frankenstein mất anh trai, chị gái, bạn thân, vợ và cha, anh ta không còn gì ngoài việc trả thù. Anh dành phần còn lại của cuộc đời cay đắng của mình để cố gắng tiêu trừ sự sáng tạo của mình. Cuốn sách này thật ám ảnh về một câu chuyện mô tả một gia đình xinh đẹp bị phá hủy một cách có hệ thống theo cách tàn khốc. Kiệt tác văn học này là thực sự rất đáng đọc.

"Frankenstein" ngốn của mình 33 ngày vì bản dịch. Lúc mới đọc thật sự mình chán phần dịch tới mức đọc mãi không xong phần giới thiệu, đoạn đầu dịch chán lắm, cứng và lạm dụng từ Hán Việt, thứ tự từ ngữ đôi chỗ cũng có vấn đề khiến mình cứ ngỡ đang đọc mấy bản convert ngôn tình (đang so sánh về mặt ngữ nghĩa, dịch thuật thôi), nhưng càng về sau thì bản dịch càng tốt dần lên, tuy chưa phải là tốt nhất nhưng tốt hơn hẳn lúc đầu, đặc biệt là từ phần "con quái vật" xuất hiện và kể câu chuyện cuộc đời mình. Chẳng hiểu sao mình thấy thương sinh vật ấy hơn là ghét, dù không đồng tình với hành động của nó, nhưng có thể hiểu được. Sinh vật xấu xí ấy bị chính đấng sáng tạo ra mình ghê sợ, bỏ rơi, như một đứa trẻ mới sinh đã phải tự học cách sinh tồn, nuôi hi vọng được con người chấp nhận, thương yêu cái diện mạo mà đến chính hắn còn ghê tởm, để rồi nhận ra đó chỉ là mong ước viễn vong... Một kẻ như thế không đáng thương hay sao? Nhân vật Victor thì mình không thích lắm, cách nói chuyện, suy nghĩ, đặc biệt là cái cách anh ta ghê tởm tạo vật của mình (dù không đến mức ghét). Các nhân vật khác đều có nét riêng tạo ấn tượng cho mình, mình khá thích cha mẹ và anh bạn Henry của Victor. Cuối cùng, về hình thức, bìa đẹp, nhưng cách sắp xếp phần chú thích khiến mình khá khó chịu, nhiều lúc đang đọc cứ phải lật ngược ra sau, rất bất tiện, hi vọng lần sau Nhã Nam sẽ lưu ý đến vấn đề này hơn.

Thông tin chi tiết
Tác giả Mary Shelley
Nhà xuất bản Wordsworth Editions Ltd.
Năm phát hành 09-1997
Công ty phát hành Wordsworth Editions Ltd.
ISBN 9781853260230
Trọng lượng (gr) 120.00 gam
Kích thước 13 x 19.9 x 1.1 cm
Số trang 208