
Có những câu hỏi không nên tự tìm đến.
Có những vấn đề đừng nhắc tới thì hơn.
(đọc tiếp...)
Chỉ khi nào không thể tránh được nữa thì hãy đi tìm câu trả lời.
Cuốn sách này mình không biết có nên gợi ý cho mọi người đọc hay không, bởi nó bàn đến 1 chủ đề mà - theo mình - đừng chủ động tìm đến. Chú Giang ví nó với nhìn vào mặt trời, mình thấy nó còn đau đớn hơn, nó như bị đâm, để lại vết sẹo vĩnh viễn mà thỉnh thoảng lại nhức nhối. Mỗi lần tiếp xúc là 1 lần bị đâm.
Camus có viết, mình không nhớ chính xác, chỉ nhớ đại ý: Nhận thức là 1 quá trình không thể đảo ngược. Chủ đề này có thể dẫn mọi người tới hư vô, những nơi tăm tối nhất, tước đi niềm vui mà sự vô minh mang lại trong cả phần đời còn lại của mọi người. Phải, vô minh, trong trường hợp như này, có khi lại tốt.
Nếu bạn nào đã vượt qua được đống chữ lằng nhằng bên trên mà đọc đến đây rồi, thì mình xin bàn 1 chút về cuốn sách. Cũng như nhiều người, phần đầu cuốn sách với mình khá nặng nề (đặc biệt là khi mình vừa trải qua series về THHS, công với chút việc liên quan tới đời tư), mình không thể đọc liên tục mà phải dừng lại cho cảm xúc dịu bớt. Nhưng về cuối thì cuốn sách tạo chút cảm giác nhẹ nhõm cho người đọc. Nó đưa ra 1 đáp án mà nếu ai có câu hỏi thì tạm gọi là chấp nhận được. Đặc biệt là với số đông. Và dừng lại ở đấy là được rồi. Còn với những ai cảm thấy câu trả lời của chú Giang là chưa đủ, thì còn 1 câu trả lời khác, 1 nấc thang sâu hơn, cho chủ đề này. Nhưng câu trả lời này cũng chẳng khiến mọi người thực sự thỏa mãn, đem cái hạnh phúc của sự vô minh trở lại. Nhắc lại, quá trình nhận thức này là không thể đảo ngược.
Những suy nghĩ của chú Giang không mới. Với mình thì câu chuyện đồng hành với người cận tử là mới thôi. 1 chặng đường tăm tối đang chờ đợi những ai sắp đọc. Và nhiều khả năng là cả nước mắt nữa.