
Đã từ lâu lắm rồi tớ mới đọc được một cuốn sách có nhiều điều để nói như vậy!
" Để yên cho bác sĩ hiền" ấy à - Một cuốn nhật kí (?), những ghi chép vụn vặt, một cuốn tản văn (?) và cả cơ man những điều để chiêm nghiệm...
(đọc tiếp...)
Cuốn sách là tập hợp của 52 bài viết, như 52 điều nhỏ bé mà lão "đười ươi chân nhân" đã gom lại ngày ngày. Cuốn sách là những câu chuyện về cuộc đời; về cách cậu sinh viên nội khoa ĐH Y Hà Nội ngắm nhìn mọi điều xung quanh, đến cách một bác sĩ lành nghề nhìn nhận thế giới; về những vui-buồn-được-mất của "tôi" với Y.
Đọc "Để yên cho bác sĩ hiền"... thực sự tốn nhiều nước mắt ! Nước mắt để cười và nước mắt để buồn :>. Bạn sẽ không thể hình dung nổi cái hóm hỉnh, hài hước đến vô cùng của một người bác sĩ, cũng không thể thấu hết sự thâm thuý mà những kinh nghiệm, những rèn giũa giữa cuộc đời đã đem lại cho người bác sĩ ấy nếu bạn không đọc tác phẩm này. Cái thâm thuý mà đôi ba lần đã được nhắc đến trong tác phẩm như một sự 'chuangoa'.
Nghề gì cũng có những vất vả nhất định, và đọc xong cuốn sách này, tớ mới ngờ vực tự hỏi liệu rằng nghề y là nghề khủng khiếp nhất. Một bác sĩ có tâm y thực sự, sẽ là người vất vả hơn ai hết ấy ?!? Họ, những người đầu óc căng suốt mấy tiếng đồng hồ mỗi ngày giằng co người bệnh nhân trở về từ tay Nam Tào, sơ suất một tí - dằn vặt khôn nguôi, cái án mà lương tâm đặt lên cho họ khi một ca phẫu không thành còn hơn cả án tử hình của một phạm nhân dẫu cho sự bất thành ấy là do hạn chế của khoa học . Rồi trực tết, rồi chuyện nhà và những trăn trở cá nhân chưa một lần bộc lộ. Chẳng hiểu sao mà mình thấy ở trong đây sự ngậm ngùi, ngay cả chính trong những câu văn cười chảy nước mắt cũng có sự ngậm ngùi dồn nén... Có phải là Bs đang viết cho vui để cười, viết cho vui để mỉa mai những cái chua chát và viết cho vui để người ta thấy trong cái vui đó có cái "khắm" không?!
Cuốn sách đã cho tớ hiểu hơn về những lặn lội của người làm trong ngành y, hiểu về những điều chưa kể của họ để cảm thông, trân trọng và gần hơn hết là tuân thủ như những bệnh nhân có ý thức ở môi trường nơi họ làm việc. Như một người bạn của tớ đã nói: "Nghề nào cũng có mặt hạn chế và điều tích cực, miễn là mình đừng có đánh đồng tất cả lên". Ừ, đúng thật. Trong thời đại phải "bôi trơn" dù đi bất cứ nơi đâu, tiếp xúc với lãnh vực nào này, để kiềm chế mình đánh đồng mọi thứ đều tiêu cực lên đã là một điều khó khăn. Vậy nên sự nhìn nhận mọi việc toàn diện hơn, 'quánh giá' người khác một cách chính xác nhất có thể để cho ai cũng không bị tổn thương, không ai cảm thấy tủi thân khi đứng trong nghề của họ đã là một điều tốt lành ta mang đến cho đời.
#Đểyênchobácsĩhiền
#BsHúngNgò
______________
Vơ vội "hòn sò"
Nhặt vội mầm cây