
Một tác phẩm văn học thiếu nhi của Việt Nam nổi bật đã từ lâu, đến giờ vẫn còn rất được yêu thích. Những ai thích thể loại phiêu lưu hẳn sẽ phải một lần đọc qua câu chuyện về chú Dế Mèn lên đường đi chu du này. Tô Hoài đã vẽ nên một bức tranh đồng quê Việt Nam từ một góc nhìn độc đáo của những loại côn trùng và cả những động vật khác. Dế, châu chấu, chuồn chuồn, bọ ngựa... đều được nhân hóa sống động. Có lẽ ngoài Tô Hoài ra, văn học Việt Nam vẫn chưa có ai dùng thủ pháp xây dựng nhân vật này thành công đến vậy. Đồng thời, các nhân vật ấy cũng được đặt trong một bối cảnh đầy màu sắc, dấn thân vào những tình tiết thú vị, biến hóa.
Tuy là một câu chuyện viết cho thiếu nhi nhưng Tô Hoài đã cài cắm nhiều tư tưởng tiến bộ và nỗi trăn trở về đất nước trong thời đại đó. Theo mình thấy, thường các nhà văn Việt Nam ít khi nâng tầm tác phẩm của mình lên những vấn đề của nhân loại hay có tính triết học sâu xa, họ thường tập trung vào số phận của một tầng lớp nào đó trong xã hội hoặc của dân tộc. Trong Dế Mèn, Tô Hoài nói đến tư tưởng thế giới đại đồng, tấm lòng muốn khám phá những điều lớn lao và kết bạn khắp năm châu, điều mà một quốc gia châu Á như Việt Nam thời ấy vẫn mới chỉ nhen nhóm đâu đó chứ chưa định hình cụ thể. Đấy có thể xem là một sự đi trước thời đại vậy.
(đọc tiếp...)
Nhìn chung, một tác phẩm văn học có giá trị lâu dài là một tác phẩm mà qua năm tháng vẫn không trở nên lỗi thời, lúc đó tác phẩm như thể đang ở thì hiện tại chứ không chỉ là một hình ảnh phản chiếu một lát cắt nào đó của quá khứ. Dế Mèn phiêu lưu ký, với tư tưởng tự do của mình, là một tác phẩm như thế đó.