Giới thiệu sách
Được đóng góp bởi OBook Team

Bí Mật Của Naoko | Higashino Keigo (tái bản 2017)

Bí Mật Của Naoko đã giành Giải thưởng của Hiệp hội các Nhà văn viết truyện kỳ bí Nhật Bản vào năm 1999, và là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp của Higashino Keigo, bậc thầy truyện trinh thám Nhật thế kỷ XX.

Giới thiệu Bí Mật Của Naoko | Higashino Keigo

Cuộc sống của Hirasule trôi qua hết sức bình lặng, cho đến một ngày tai nạn giao thông khủng khiếp xảy ra và gã mất đi người vợ yêu quý nhất của mình, còn đứa con gái bé bỏng vẫn trong tình trạng hôn mê bất tỉnh. Nhưng chỉ sau một đêm, con gái gã tỉnh lại và một mực xưng mình là Naoko, vợ gã. Dường như linh hồn của Naoko đã nhập vào thể xác con gái, còn Monami thực sự đã chết. Rốt cuộc Hirasuke đã mất vợ hay con gái trong vụ tai nạn ấy?

Về tác giả Bí Mật Của Naoko

Higashino Keigo sinh năm 1958 tại Osaka, là nhà văn trinh thám hàng đầu hiện nay tại Nhật Bản. Năm 1985, Higashino Keigo giành được giải Edogawa Rampo lần thứ 31 cho tác phẩm trinh thám hay nhất với tiểu thuyết Giờ Tan Học. Các năm sau đó, Higashino Keigo liên tục được đề cử vô số các giải thưởng văn học lớn. Năm 1999, ông đoạt giải Mystery Writers of Japan Inc với tiểu thuyết Điều Bí Mật, và năm 2006, là giải Naoki lần thứ 134 cho Phía Sau Nghi Can X. Phía Sau Nghi Can X được dựng thành phim vào tháng 10/2008. Bộ phim đạt được thành công lớn, đứng trong top 3 phim có doanh thu cao nhất trong năm 2008 tại Nhật.

Những tác phẩm chính:

- Bạch Dạ Hành (2014)

- Điều Kỳ Diệu Của Tiệm Tạp Hóa Namiya (2016)

- Phía Sau Nghi Can X (2005)

- Bí Mật Của Naoko (2011)

tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM.

Reviews 7

#review

#bí_mật_của_Naoko

(đọc tiếp...)

#HigashinoKeigo

Một tai nạn giao thông xảy ra khiến cho đoàn khách đi trượt tuyết đều thiệt mạng....giá mà truyện mở đầu như vậy thì nỗi đau đã ko dai dẳng đến hết truyện....à, nhưng nếu bắt đầu như thế thì vốn dĩ sẽ ko có câu chuyện này....Vấn đề là ko phải tất cả mọi người đều chết mà cũng ko có ai thực sự còn sống 😐....Naoko và con gái Monami đều gặp nạn, Naoko ko qua khỏi, còn Monami thì hôn mê....và điều kỳ dị khủng khiếp ập đến khi tác giả cho linh hồn của Naoko nhập vào thân xác con gái mình để tỉnh dậy....bi kịch bắt đầu!!!

Đây là một câu chuyện hư cấu tàn nhẫn với gần như mọi nhân vật của nó, một câu chuyện ko có thật, nhưng sự ám ảnh và nỗi đau mang lại thì thật đến đáng sợ!....

Keigo vẫn luôn rất giỏi - giỏi đến kỳ quái - trong việc tạo ra những tình huống truyện dở khóc dở cười như thế....những tình huống có thể phi lý và ko thể xảy ra, nhưng nó nêu lên những vấn đề rất thực tế, đặt ra những câu hỏi rất thật và khó trả lời....Khi linh hồn vợ anh sống trong thân xác con gái anh, thì lúc đó anh đã mất vợ hay mất con gái? Và anh phải đối xử với người đó như với vợ hay với con gái đây?....Khi t thử đặt mình vào vị trí phải trả lời câu hỏi, t đã choáng váng vì sự éo le của hoàn cảnh này - đó đúng là địa ngục!....thế nhưng nhân vật Heisuke đã phải trải qua 1 cuộc sống dằn vặt, khó xử như vậy suốt bao nhiêu năm ròng 😢....thật tội nghiệp cho gã, vì mặc dù đã trải qua từng đó năm đau khổ vẫn ko yên với Keigo, khi ông nhà văn độc ác đã giáng cho gã thêm cú đấm knockout cuối cùng, khiến hắn gục ngã hoàn toàn 😭....

Nhưng vì truyện đc kể dưới góc nhìn của chính Heisuke, nên dù sao thì người đọc cũng dễ hình dung và đồng cảm với nỗi đau của gã....cũng vì thế, độc giả có thể dễ có cảm giác ghét bỏ, trách cứ cách hành xử của Naoko/Monami....nhưng nếu tác giả kể chuyện dưới góc nhìn của Naoko, với tâm lý, cảm xúc của Naoko, hay độc giả thử tự đặt mình vào hoàn cảnh của Naoko, có lẽ cảm xúc dành cho Naoko đã khác, đã công bằng hơn....T ko trách gì cách Naoko giải quyết bi kịch gia đình, cô đã rất sáng suốt và lý trí khi tìm cách giải thoát cho Heisuke và chính bản thân khỏi bi kịch đã đeo bám 2 người, để giảm thiểu nỗi đau, sự khó xử và dằn vặt, cũng như mở ra tương lai cho cả 2....(Bạn đọc có thể nghĩ quyết định của Naoko đến khi cô gặp những chàng trai trẻ, nhưng theo t, Naoko đã quyết chọn con đường của mình từ sớm hơn thế nhiều - kể từ khi cô đề nghị Heisuke về cách xưng hô Bố - Con kể cả khi chỉ có 2 người)....tiếc là Keigo ko cho phép kế hoạch của Naoko thành công, và ông quyết bắt độc giả của mình nếm trải cú shock và sự ám ảnh sâu sắc ở cái kết của câu chuyện 😐....đó là 1 trải nghiệm ko dễ dàng gì, nhưng nó khiến cho người đọc ko thể quên đc Bí mật của Naoko!....

Bên cạnh bi kịch và nỗi đau của gia đình Heisuke - Naoko - Monami, t cũng ko thể bỏ qua những nỗi đau khác, như nỗi đau của người nhà những nạn nhân khác - người cha mất 2 người con gái, hay ở chính gia đình người tài xế gây tai nạn....chính vì những nỗi đau trải dài và thấm sâu trong từng nhân vật của câu chuyện khiến cho Bí mật của Naoko gây ra 1 cảm giác vô cùng khó chịu cho t sau khi đọc xong, và phải mất mấy ngày t ko thể đọc đc cuốn sách nào khác nên hồn ☹....và cũng vì thế nên t xin phép ko chấm điểm cho tác phẩm này của Keigo....

Keigo thật đáng sợ!!!

Theo tôi đoán, có lẽ ông tổ của thể loại truyện trọng sinh chính là Keigo Higashino. Tác phẩm đầu tiên mà các tác giả đam mỹ ngôn tình dựa theo để phát huy chính là truyện Bí Mật Của Naoko (co khi là Hồn Trương Ba da hàng thịt của Việt Nam)

Nội dung truyện cũng không có gì quá phức tạp: Vợ và con gái của Heisuke bị tai nạn xe cộ. Bà vợ chết nhưng linh hồn lại nhập vào thân xác đứa con gái. Thế là bà ta sống cuộc đời của Naoko trong thân xác Monami một học sinh tiểu học lớp 5.

(đọc tiếp...)

Cái chính của truyện không phải phụ thuộc vào nội dung mà là tâm tư tình cảm tâm lý của 2 nhân vật chính, bọn họ phải đối mặt và giải quyết cái bi kịch cuộc đời mà họ vô tình gặp phải.

Đọc truyện này ban đầu tôi thấy cả 2 vợ chồng Heisuke rất đáng thương. Tôi thương xót cho cả 2 người nhưng càng đọc về sau thì độ thương cảm cho Naoko nhạt dần, sự thương cảm dành cho Heisuke tăng lên theo trang sách.

Cá nhân tôi rất thông cảm cho Naoko nhưng dù có thông cảm cỡ nào đi nữa thì cũng không ưa nổi nhân vật này, thậm chí là ghét luôn. Cô ta là 1 người ích kỷ, vô sỉ cùng cực.

Tôi hoàn toàn tán đồng việc Naoko có cuộc sống mới, niềm vui mới, học tập, yêu đương, kết hôn sinh con với người khác, vì đó là điều cô ấy đáng được hưởng, nhưng với điều kiện cô ấy phải xử lý mọi chuyện công bằng sòng phẳng chơi đẹp với Heisuke chứ không phải kiểu chơi bẩn như vầy.

Cô ta cực kỳ ích kỷ và không quan tâm đến cảm nhận của người khác. Đọc mấy phân đoạn cô ta vui mừng tíu tít vun vén cho cuộc sống mới tương lai mới mà cái tương lai này Heisuke đã bị gạt ra rìa. Heisuke chỉ có thể bị cầm tù sai song sắt, dõi theo cô tung tăng nhảy nhót với những người bạn mới những người yêu mới.

Có thể nhiều người hỏi tôi sao lại khắc khe với Naoko như vậy, cô ấy cũng là nạn nhân. Đúng, cô ấy cũng là nạn nhân nhưng nếu so sánh giữa nạn nhân Naoko và nạn nhân Heisuke thì Heisuke mất mát tổn thương nhiều hơn. Heisuke mất con gái, Naoko cũng mất con gái. Xem như tổn hại ngang nhau. Heisuke mất vợ nhưng Naoko vẫn còn chồng. Naoko có cuộc đời mới, tương lai còn dài ở phía trước nhưng cuộc đời tương lai của Heisuke coi như 'hết rồi'

Tại sao tôi lại để chữ hết rồi trong dấu ngoặc kép bởi vì tôi cũng không xác định được. Nếu như Naoko chơi đẹp, ngay khi thấy mình và chồng là không thể nào nữa, mạnh mẽ chia tay thì có lẽ Heisuke sẽ có một tình yêu mới một gia đình mới nhưng cô ấy chơi bẩn nên thành ra cũng không biết được lựa chọn của Heisuke.

Có thể nhiều người lại nói, tại sao lại bắt Naoko chia tay Heisuke mà không phải Heisuke chia tay Naoko. Đơn giản thôi vì người muốn thay đổi, muốn từ bỏ cuộc đời Naoko để sống cuộc đời Monami là chính Naoko chứ không phải Heisuke. Với lại, dù thân xác mà Naoko đang trú ngụ cũng chính là thân xác con gái của Heisuke nên dù thế nào đi nữa Heisuke một người đàn ông sống có tình có nghĩa có trách nhiệm, một con người với đạo đức chuẩn mực cũng sẽ không nói lời chia tay.

Trong cuộc sống này, thiếu gì trường hợp các cặp vợ chồng rất yêu thương nhau nhưng vì lý do bất khả kháng nào đó mà chọn giải pháp ly dị chia tay trong hoà bình, sau này gặp lại vẫn còn là bạn. Naoko có thể vì tương lai của mình mà thi chuyển trường thì tại sao không nói chuyện rõ ràng dứt khoát với Heisuke rồi đổi sang học nội trú. Coi như 2 người ly thân để Heisuke có cuộc sống của mình mà Naoko cũng dễ dàng hơn với các mối quan hệ mới. Dĩ nhiên, dù chia tay học nội trú thì Naoko cũng không cần phải lo về mặt tài chính, có nói sao đi nữa thì Heisuke cũng không bỏ mặc thân xác của Monami.

Thật ra, ngay lúc này tôi cũng có biện luận chút chút thay cho Naoko. Có lẽ mới vừa đối mặt với hậu quả của vụ tai nạn, Naoko chỉ lờ mờ đi theo quán tính về cái gọi là tương lai chứ cô ấy khi đó vẫn chưa có ý định gạt bỏ Heisuke ra khỏi cuộc đời của mình nên cô ấy mới ghen mới nói mát khi thấy cô giáo chủ nhiệm của mình có tình ý với Heisuke. Do đó, để Naoko nói lời chia tay là không thể vì khi đó thâm tâm cô vẫn coi mình là vợ của Heisuke, vẫn nhớ rõ thân phận của mình. Khi đó tôi hoàn toàn thông cảm được nhưng cái giai đoạn cô ta tham gia clb tenis rồi giấu chồng đi hò hẹn đêm Noel thì tôi ghét cô ấy kinh khủng. Tôi ghét cô ấy không phải vì cô ấy đi hẹn hò mà là cái cách cô ấy đối xử với Heisuke. Lúc này cô ấy đã hoàn toàn cho Heisuke ra rìa, cô ấy và Heisuke chỉ còn là 2 người sống chung nhà mà thôi. Tôi cảm nhận được cô ta xem Heisuke là trói buộc. Mâu thuân đã đạt tới cực điểm là vụ bắt ghen thì tôi thấy cô ấy nên mạnh dạn nói lời chia tay, để 2 bên đi tìm tương lai hạnh phúc cho mình nhưng cô ấy không làm thế. Cô ấy mặt nặng mày nhẹ, lãnh bạo lực trầm trọng hơn với Heisuke, thái độ mệt mỏi chán nản ra mặt luôn. Đúng là 1 con đàn bà độc ác ích kỷ. Cô ta bế tắt nhưng cô ta còn cơ hội nhưng Heisuke có còn đâu. Cô ta muốn thoát gông xiềng và cô ta chọn giải pháp chỉ mình cô thoát còn chồng cô thì đừng mơ nhé, anh mãi mãi phải bị xiềng xích bên cạnh tôi.

Nhiều khi tôi nghĩ, có lẽ Naoko cũng không phải ích kỷ, cô ấy chọn giải pháp giả vờ diễn sâu đó để Heisuke bớt sock bớt đau lòng, cái gì chầm chậm từ cũng đỡ hơn đột ngột ụp đến nhưng rồi tôi phủ định suy nghĩ đó của mình. Naoko làm vậy là muốn bảo vệ sự thánh thiện, bảo toàn tình yêu của chồng mình với cô thôi. Cô muốn cô sống mãi trong lòng Heisuke, và tình yêu của anh chỉ được dành cho cô chứ không phải được thay thế bởi người phụ nữ khác. Đó không phải là sự ích kỷ sao? Ích kỷ, quá ích kỷ, sự ích kỷ vô sỉ.

Đời người nói dài không dài nói ngắn không ngắn, khi Naoko bị tai nạn Heisuke cũng suýt soát 40. Đàn ông ở độ tuổi này cũng coi như còn thanh xuân đấy, làm lại cuộc đời, có tình yêu mới, gia đình mới vẫn kịp. Naoko nếu chơi đẹp thì sẽ chỉ cần nương tựa Heisuke vài năm rồi nên buông tay đường ai nấy đi chứ không nên chơi trò gian dối dài từ lúc học lớp 10 là 16 tổi cho đến lúc 25 tuổi rồi đi lấy chồng. Ở tuổi đó, Heisuku còn kịp để có gia đình mới nữa không? Khả năng chắc không rồi, vì anh ấy đã già rồi, nhưng Naoko thì sao, cuộc đời mới cuộc đời cũ, tình yêu mới tình yêu cũ, chồng mới chồng cũ đều đầy đủ hết. Đúng là 1 cái kết viên mãn cho Naoko.

Qua truyện này tôi thấy được, đứa nào sống có tình có nghĩa có trách nhiệm càng nhiều thì đứa đó càng lổ. Nên mới nói, cái câu người không vì mình trời tru đất diệt éo có sai. Ăn bẩn sống lâu, chơi bẩn sống càng vui.

Điểm: 8

9/10/2020

Cuốn 33

Bộ 26

Bí mật của Naoko – giống như Phía sau nghi can X, nó khiến tôi ám ảnh vào tâm trí

Tôi đã đọc Phía sau nghi can X chắc cũng gần 1 năm rồi, nhưng tôi vẫn nhớ rất rõ cốt truyện, nhớ cái kết ám ảnh đến rùng rợn, dùng từ rùng rợn hơi quá nhỉ nhưng thực sự nó ấn tượng lắm đấy. Bí mật của Naoko có cái kết khiến tôi đọc xong những câu cuối là tôi phải nổi da gà. Câu chuyện vô cùng hấp dẫn, lời văn của Keigo hầu như không thừa từ nào, không dài dòng, xúc tích, lời văn ấn tượng.

(đọc tiếp...)

Câu chuyện kể về cuộc sống một gia đình của Heisuke, gia đình như bao người khác, gã có vợ Naoko và đứa con gái Monami. Cho đến ngày định mệnh ấy, vợ và con gái gã về quê ngoại, trên chuyến xe đi trượt tuyết ở Nagano, chuyến xe gặp tai nạn do tài xế làm việc quá sức. Gã mất đi người vợ, chỉ còn đứa con gái, nhưng khi tỉnh dậy thì trong thân xác của Monami dường như là linh hồn của Naoko. Liệu số phận của họ sẽ đi về đâu?

Câu chuyện không chỉ đơn giản kể về cuộc sống của gia đình Heisuke, mà còn kể về những số phận bấp bênh. Sách thuộc thể loại trinh thám nhưng theo mình nghiêng về tâm lí nhân vật hơn.

Tác giả kể về một câu chuyện khá mới, phải nói là có chút kì bí. Keigo viết có cái kết bỏ ngỏ (gọi vậy thôi chứ vẫn hiểu được rất rõ nội dung), làm cho người đọc có nhiều cảm xúc nhất, hết thương cảm rồi ức chế. Nói về bất ngờ thì tôi thấy cũng không có quá nhiều tình tiết bất ngờ, nhưng phải cảm phục lời văn có chiều sâu, cốt truyện sâu sắc.

Cho đến hiện tại, 2 cuốn sách hay nhất của Keigo mà tôi đã đọc là Phía sau nghi can X và Bí mật của Naoko.

Điểm 9.5/10 (Thực sự rất hay)

- Sói Hoang -

Không hiểu bác Keigo sẽ bị ám ảnh thế nào khi phải luôn phải nghĩ ra nhưng câu chuyện ám ảnh, bế tắc như thế này...

​_____

(đọc tiếp...)

​​Bí Mật của Naoko mở đầu bằng một vụ tai nạn xảy đến với Naoko và Monami, là vợ và con gái của Heisuke. Sau sự việc ấy, Heisuke những tưởng đã mất đi người vợ yêu quý của mình, trong khi con gái vẫn còn hôn mê bất tỉnh. Nhưng chỉ sau một đêm, con gái Monami đã tỉnh lại, nhưng đối diện với Heisuke không phải là Monami mà chính là Naoko...

​______

​Đây cũng là một cuốn sách hấp dẫn ngay từ những trang đầu tiên và nếu như có thời gian chắc là mình sẽ đọc hết ngay trong lần mở sách đầu tiên.

​Ban đầu khi nói về vụ tai nạn, về việc sống thực vật, mình đã nghĩ nó có vẻ giống Ngôi nhà của người cá say ngủ.

​Khi đã nắm bắt được nội dung chính của câu chuyện mình liên tưởng ngay đến cuốn Coloful của Etomori, chính là chủ đề hồn mượn xác.

​Đọc câu chuyện này tuy khá là lôi cuốn, nhưng nội dung nó bế tắc quá, trong quá trình đọc mình đã luôn suy nghĩ không biết nếu được lựa chọn thì người cha sẽ chọn như thế nào...

​Mình đã nghĩ rằng chắc kết thúc câu chuyện cả Naoko và Monami đều sẽ chết, nhưng càng về cuối càng có nhiều sự bất ngờ nhẹ rồi đến gần trang cuối cùng mới có thể biết được sự thật mà trước đó chưa từng nghĩ tới.

​Aw, tác giả bảo vậy thì là vậy chứ mình không tin đó là sự thật :)))

​____

​Nói chung đây là một chủ đề cũng không phải quá lạ, cốt truyện thì cứ bị u buồn bế tắt, nhưng không hiểu sao lúc đọc lại cảm thấy rất cuốn hút...

Thường thì khi nói về sách của Keigo Higashino, ta thường nghĩ nghay đến những vụ giết người với những thủ đoạn dã man và khó lường trước được. Nhưng với tác phẩm này thì lại nằm ở một góc độ rất khác. Nó không về những vụ giết nghĩ, tự tử, hay ám sát nhưng nhìn chung cũng liên quan đến cái chết: chết vì tai nạn giao thông và bệnh tật. Khá khác so với các tác phẩm mình từng đọc, và có những yếu tố mình cho là viễn tưởng chút.

Câu chuyện mở đầu với một sự kiện khủng khiếp đã xảy đến với Heisuke – người kĩ sư trẻ có một cuộc đời và một mái ấm bình dị: tai nạn giao thông, vợ chết, con hôn mê và có khả năng phải sống đời sống thực vật cả đời. Gia đình nhỏ bé mà anh gầy dựng, cũng là mọi thứ mà anh có, bỗng dưng sụp đổ trong phút chốc, không một lời cảnh báo. Nhưng câu chuyện lại chuyển qua một hướng khác khi cô con gái tỉnh dậy nhưng không phải là đứa con gái anh yêu thương mà bây giờ người trong thể xác đó chính là người vợ của anh. Một sự hoán đổi thể xác bất ngờ. Từ đó, vợ anh – Naoko- coi đây là một cơ hội để cho cô làm lại cuộc đời, cố gắng hoàn thành những việc cô chưa thể làm lúc còn trẻ. Nhưng về phía Heisuke, anh vừa vui vừa bất an vì bây giờ không thể sống với vợ như trước nữa và cũng có những chuyện anh không mong muốn xảy đến. Liệu anh sẽ có thể vượt qua mọi thứ?

(đọc tiếp...)

Đọc xong cuốn sách này mình nhận ra một điều: chúng ta không có quyền phán xét ai cả, đơn giản vì chúng ta không thể nào hiểu hết được bản chất của một con người.

Thông tin chi tiết
Tác giả Higashino Keigo
Nhà xuất bản NXB Hội Nhà Văn
Năm phát hành 05-2017
Công ty phát hành Nhã Nam
Trọng lượng (gr) 670g
Kích thước 14 x 20,5 cm
Số trang 468
Giá bìa 129,600 đ
Thể loại