Giới thiệu sách
Được đóng góp bởi OBook Team

Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu

Hiệu ứng Dunning-Kruger

Bạn Vẫn Tưởng Bạn có thể dự đoán được chính xác khả năng của mình ở mọi tình huống.

Sự ThậT Là Về cơ bản thì bạn khá kém trong việc đánh giá khả năng của bản thân và độ khó của những công việc phức tạp.

Hãy tưởng tượng rằng bạn chơi rất giỏi một trò nào đó. Trò nào cũng được - cờ vua, Street Fighter1, bài poker - không quan trọng. Bạn thường xuyên chơi trò này với lũ bạn và lúc nào cũng thắng. Bạn cảm thấy mình thật giỏi, và bạn tin rằng mình có thể giành chiến thắng ở một giải đấu nếu có cơ hội. Vậy là bạn lên mạng tìm xem giải đấu khu vực sẽ diễn ra ở đâu và khi nào. Bạn trả phí tham gia và rồi bị hạ đo ván ngay trong hiệp đầu tiên. Hóa ra là bạn không giỏi lắm đâu. Bạn cứ nghĩ rằng mình thuộc dạng đỉnh của đỉnh, nhưng mà thực chất bạn chỉ là một tay ngang thôi. Đây được gọi là hiệu ứng Dunning-Kruger, và nó là một phần cơ bản trong bản chất của con người.

Hãy thử nghĩ về những ngôi sao Youtube mới nổi trong mấy năm gần đây - những người múa máy một cách vụng về với các loại vũ khí, hoặc là hát chẳng bao giờ đúng tông cả. Những màn trình diễn này thường rất tệ. Không phải họ cố tình dùng bản thân để mua vui cho người khác đâu. Trình độ của họ thực sự tệ, và chắc hẳn bạn cũng thắc mắc là tại sao lại có người có thể tự đặt mình lên một sân khấu toàn cầu với những màn trình diễn đáng xấu hổ như vậy. Vấn đề nằm ở chỗ họ không tưởng tượng được là công chúng toàn cầu có thể khắt khe và đòi hỏi cao hơn so với lượng khán giả nhỏ bé họ vốn đã quen thuộc là bạn bè, gia đình và những người đồng cấp. Như nhà triết học Bertrand Russell đã từng phải than thở: “Trong thế giới hiện đại ngày nay thì những kẻ khờ khạo luôn tự tin hết mức trong khi những người khôn ngoan thì lại luôn nghi ngờ.”

Hiệu ứng Dunning-Kruger là lý do tại sao mà những chương trình như America’s Got Talent1 hay American Idol2 có thể diễn ra. Ở trong phòng karaoke với lũ bạn, bạn có thể là người hát hay nhất. Nhưng để đối chọi với các thí sinh trong cả một quốc gia? Khó lắm.

Reviews 6

BẠN KHÔNG THÔNG MINH LẮM ĐÂU – DAVID MCRANEY

Đây là một tác phẩm đúng như lời tác giả nhận định: một tác phẩm thú vị. Nội dung của tác phẩm sẽ giúp độc giả lột tả những khía cạnh rất thật của con người. Những khía cạnh mà tâm lý, cơ chế phản vệ từ trong bản tính của con người đã và đang che lấp đi mỗi ngày; hầu đưa con người vào trạng thái cân bằng trước sự thiếu xót, sự khiếm khuyết thuộc về tri thức khi đứng trước một sự vật, một sự kiện, một biến cố.

(đọc tiếp...)

Trong tác phẩm này, bạn sẽ thấy mình trong mỗi câu chuyện của tác giả để minh họa và lý giải cho thấy bạn không thông minh lắm đâu. Bạn sẽ được cho biết lý do thế nào là mồi tiềm thức, thế nào là chứng bịa chuyện, rồi cả thiên kiến xác nhận, thiên lệch nhận thức muộn,…

Rất thú vị đấy các bạn.

Cách đặt tiêu đề thật cuốn hút. “Bạn không Thông Minh Lắm Đâu” ra như vỗ thẳng mặt độc giả về sự thông minh của mình nhưng những dòng chữ bên trong lại ra như đang bênh vực sự thông minh của con người. Những thứ tưởng chừng như lột tả sự giới hạn của con người thì lại ra như bênh vực cho sự tinh ranh, ma quái của con người để lấp liếm đi sự thiếu hụt tri thức.

Con người thật sự quá thông minh. Và mình cũng đi bị cuốn vào ma trận của tác giả. Chẳng biết nên vui hay nên buồn nữa. Khi mới đọc thì cảm giác tức lắm nhưng đọc xong ngồi viết vài dòng này thì lại thấy an nhiên khi hiểu ra. Tác phẩm của tác giả nhưng người đọc sách lại đọc câu chuyện của mình qua tác phẩm của tác giả.

Tóm lại, một tác phẩm rất thú vị. Mọi người đọc sách vui và cảm nhận câu chuyện của chính mình nhé. 

“Bạn không thông minh lắm đâu” là một trong những quyển thuộc thể loại tâm lý học ứng dụng được bạn đọc Việt Nam quan tâm khá nhiều,đúng không nhỉ ? Không tính đến những bài viết đơn lẻ trên mạng thì đây chính là lần đầu tiên mình trải nghiệm thể loại này.

Điều trước nhất là cuốn sách có trang bìa ấn tượng,nhấn mạnh sự nổi bật của nó giữa muôn vàn cuốn sách cùng loại khác.Ngôn từ đơn giản,ngắn gọn,tỉnh lược.Qua ống kính cũng như cảm xúc của tác giả-phóng viên David thì câu chuyện trở nên hài hước phóng khoáng hơn.Những vấn đề ông đề cập vừa gần gũi vừa khoa học.

(đọc tiếp...)

Cuốn sách là các chương ngắn nêu lên những lầm tưởng của chúng ta về trí thông minh của chính mình, cũng không hẳn là cao xa gì mà chỉ là những cái rất bình thường trong cuộc sống.Mỗi chương trong cuốn sách đều bắt đầu bằng điều - bạn - tưởng và sự - thật như thế, hơn nữa là những lập luận tác giả đưa ra sắc bén, logic xong được phủ nhận ngay sau đó để lại cảm giác tức tối cần được minh chứng thì bên dưới sẽ trình bày một cách dễ hiểu các cuộc thực nghiệm đầy đủ cơ sở, được làm một cách công phu và vô cùng thuyết phục. Lúc này, mình lại gật gù "Cũng đúng đấy", hả hê khi biết thêm được một sự thật mà người khác không biết, chỉ là không biết có lại bị vào vòng lặp nghĩ rằng mình thông minh rồi bị dội gáo nước "Bạn không thông minh lắm đâu" nữa không...

Nói tóm lại nếu là người yêu thích khoa học tự nhiên và tò mò mong muốn tìm hiểu về những điều thú vị xung quanh ta thì cuốn sách là một lựa chọn phù hợp.

Hãy chuẩn bị tâm lý và bước vào một thế giới đảo ngược khi đọc: Bạn không thông minh lắm đâu:))

Trước khi bước vào thế giới đảo ngược này, mình có 2 điều muốn chia sẻ với mọi người:

(đọc tiếp...)

1. Nên cân bằng chính kiến của bản thân nếu không bạn sẽ bị tác giả thuyết phục đấy:))

2. Bạn không thông minh lắm đâu khi không biết những điều tác giả đề cập nhưng bạn cũng không thông minh lắm đâu nếu bạn tin tác giả 100%:))

Ồ một cuốn sách thật thú vị phải không? Đúng đấy:)) Mình rất khâm phục tầm nhìn và suy nghĩ của David Mcraney. Những vấn đề ông đề cập vừa gần gũi mà vừa khoa học. Lật giở từng trang sách mình không khỏi giật mình thon thót khi thi thoảng lại ngớ người ra: Ô mình đã nghĩ sai ư?

Bạn vẫn tưởng: Có những sự trùng hợp thật kỳ diệu. Chắc hẳn chúng phải có ý nghĩa nào đó chứ.

Sự thật là: Trùng hợp là chuyện thường ngày ở huyện, kể cả những điều tưởng chừng như là kỳ diệu. Mọi ý nghĩa mà chúng có đều do chính tâm trí của bạn nghĩ ra thôi.

Mỗi chương trong cuốn sách đều bắt đầu bằng điều - bạn - tưởng và sự - thật như thế, hơn nữa là những lập luận tác giả đưa ra sắc bén, logic mà lại còn rất dễ thương:)) Thưởng thức "Bạn không thông minh lắm đâu" cũng là một cách mở mang hiểu biết của chúng ta về chính bản thân chúng ta. Bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những "mánh khoé" mà bộ não của chúng ta sử dụng như: sự nguỵ biện, sự trì hoãn, ảo quan, hiệu ứng mỏ neo, hiệu ứng ánh đèn sân khấu.... để tự thoả mãn, thoả hiệp với thực tại. Không biết bạn có giống như mình, cảm thấy thông minh hơn khi đọc cuốn sách k nhỉ?:))

Instagram

Bạn thực sự nghĩ rằng bản thân mình thông minh? Mọi suy nghĩ của bạn sẽ bị lung lay khi bạn đến với “Bạn không thông minh lắm đâu “. Quyển sách nói về hiệu ứng Dunning-Kruger, rằng bạn chỉ như là một chú ếch trong miệng giếng nào đó, bạn là bá chủ nơi đó và nghĩ rằng thế giới ngoài kia cũng bé như thế và bạn thì giỏi nhất. Cho đến khi bạn thực sự bước ra khỏi miệng giếng và bắt đầu đem những thứ mà bạn tưởng mình giỏi nhất và phô diễn với thế giới, bạn mới biết rằng khả năng của bạn còn rất nhiều giới hạn, và bạn không biết được nó cho đến lúc cuộc sống đập thẳng vào mặt bạn chữ thất bại.

Quyển sách đi phân tích những yếu tố tâm lý khiến bạn lầm tưởng về khả năng của mình, và nó cũng là lời khuyên cho bạn rằng đừng nghĩ bản thân quá cao xa to lớn, vì đôi khi bạn sẽ chết trên chính thứ mình tưởng bản thân giỏi nhất.

(đọc tiếp...)

Điểm trừ của sách ở chỗ nó không phải là một công trình nghiên cứu quy mô đồ sộ, mà chỉ là những ý kiến riêng của tác giả vốn không phải một nhà tâm lý học chuyên nghiệp, nhưng nó là bắt đầu thuận lợi nếu bạn muốn tìm một quyển sách khởi đầu cho con đường tìm hiểu tâm lý học của mình. 

Một cuốn sách với rất nhiều kiến thức mới mẻ, nhưng chưa hay.

Sách được viết bởi một nhà báo, đồng thời là một người nghiên cứu tâm lý học nghiệp dư, được phát triển từ trang blog cùng tên của tác giả về những gì anh tìm hiểu được. Sách được chia làm 48 đề mục với cấu trúc:

(đọc tiếp...)

[Tên hiệu ứng tâm lý]

Bạn vẫn tưởng:"..."

Sự thật là:"..."

[Phân tích chuyên sâu vào hiệu ứng tâm lý].

Vì tác giả không phải là nhà tâm lý học chuyên nghiệp, những gì mà cuốn sách viết đều đã được tác giả chắt lọc đủ để lôi cuốn những người ngoại đạo, thay vì quá chuyên sâu và dài dòng như những cuốn sách do nhà tâm lý học viết. Chính vì sự chưa chuyên nghiệp đó, cộng với việc chia cuốn sách ra làm 48 đề mục bằng nhau, không phân lớn nhỏ hay thứ tự, đã tạo nên cái "chưa hay" của cuốn sách.

Tác giả không thể khái quát được hiệu ứng tâm lý nào là hiệu ứng mẹ, hiệu ứng nào là hiệu ứng con hay mối liên hệ nguyên nhân - kết quả giữa các hiệu ứng. Tuy trong phần trình bày chuyên sâu tác giả có đề cập, nhưng việc viết đồng đẳng và rời rạc các hiệu ứng với nhau, sẽ khiến người đọc có cảm giác "Chẳng phải hiệu ứng A rất giống hiệu ứng B sao? Vậy tại sao còn chia ra làm hai đề mục?" khi gặp các hiệu ứng tâm lý có liên hệ mẹ - con. Người đọc có thể hiểu được rời rạc từng vấn đề nhưng khó liên kết và tư duy hệ thống lại toàn bộ cuốn sách, dễ dẫn đến tình trạng không nhớ được bao nhiêu sau khi đọc.

Rõ ràng, những đề tài mà cuốn sách đề cập rất hay đối với những ai mới tìm hiểu về tâm lý. Tuy nhiên, cách trình bày tựa như bê nguyên trang blog của mình in ra thành sách đã tạo cho cuốn sách một sự lộn xộn về mặt nội dung.

Thông tin chi tiết
Tác giả David McRaney
Dịch giả Voldy
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Thế Giới
Năm phát hành 09-2018
Công ty phát hành R.E.A.D Books
ISBN 2430983628164
Kích thước 14 x 20.5 cm
Số trang 400
Giá bìa 98,000 đ
Thể loại